Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN DÂN TỘC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 377/QĐ-UBDT

Hà Nội, ngày 30 tháng 6 năm 2017

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DANH MỤC NHIỆM VỤ ĐỢT 4 (LẦN 1) CỦA CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 “NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ CẤP BÁCH VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030”, ĐẶT HÀNG ĐỂ ĐƯA RA TUYỂN CHỌN

BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM ỦY BAN DÂN TỘC

Căn cứ Nghị định số 13/2017/NĐ-CP ngày 10/02/2017 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Dân tộc;

Căn cứ Nghị định số 08/2014/NĐ-CP ngày 27/01/2014 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;

Căn cứ Thông tư số 07/2014/TT-BKHCN ngày 26/5/2014 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ quy định trình tự, thủ tục xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia sử dụng ngân sách nhà nước;

Căn cứ Quyết định số 1641/QĐ-BKHCN ngày 29/6/2015 của Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc phê duyệt mục tiêu, nội dung và dự kiến sản phẩm của Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”, mã số CTDT/16-20;

Căn cứ Quyết định số 641/QĐ-UBDT ngày 20/11/2015 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc ban hành Quy chế tổ chức quản lý hoạt động Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”, mã số CTDT/16-20;

Căn cứ các Biên bản họp Hội đồng tư vấn xác định nhiệm vụ năm 2017 của Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”, nội dung 1: “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số” và nội dung 2 “Những vấn đề về chính sách dân tộc”, họp ngày 22/3/2017;

Căn cứ Văn bản số 1960/BKHCN-XHTN ngày 16/6/2017 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc thống nhất danh mục nhiệm vụ đề xuất thực hiện đợt 4 của Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030”;

Xét đề nghị của Vụ trưởng Vụ Tổng hợp,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Danh mục 12 nhiệm vụ đợt 4 (lần 1) của Chương trình khoa học và công nghệ cấp quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 “Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030” (gọi tắt là Chương trình) đặt hàng để đưa ra tuyển chọn (có danh mục nhiệm vụ kèm theo).

Điều 2. Vụ Tổng hợp chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chương trình: tổ chức thông báo nội dung nhiệm vụ nêu tại Điều 1 trên các phương tiện thông tin đại chúng; triển khai, thực hiện tuyển chọn tổ chức, cá nhân chủ trì các nhiệm vụ theo Quy chế tổ chức quản lý hoạt động của Chương trình và các quy định hiện hành có liên quan.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban, Vụ trưởng Vụ Tổng hợp, Chủ trì Chương trình, Chánh Văn phòng Chương trình và Thủ trưởng các Vụ, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ KH&CN;
- Bộ trưởng, CNUB (để b/c);
- Các TT, PCN UBDT;
- Cổng TTĐT UBDT;
- Lưu: VT, Vụ TH (3), VPCT (6).

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM
THỨ TRƯỞNG, PHÓ CHỦ NHIỆM




Phan Văn Hùng

 

DANH MỤC NHIỆM VỤ ĐỢT 4 (LẦN 1)

CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CẤP QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2016-2020 “NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VÀ CẤP BÁCH VỀ DÂN TỘC THIỂU SỐ VÀ CHÍNH SÁCH DÂN TỘC Ở VIỆT NAM ĐẾN NĂM 2030”, ĐẶT HÀNG ĐỂ ĐƯA RA TUYỂN CHỌN
(Kèm theo Quyết định số: 377/QĐ-UBDT, ngày 30/6/2017 của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc)

TT

Tên đề tài

Định hướng mục tiêu

Yêu cầu đối với kết quả

Phương thức tổ chức thực hiện

Ghi chú

1

2

3

4

5

6

1

Những giải pháp cơ bản, cấp bách nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân tộc của hệ thống chính trị vùng DTTS nước ta

- Làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng, hiệu quả công tác dân tộc của hệ thống chính trị vùng DTTS nước ta.

- Làm rõ kết quả, hiệu quả, tác động của công tác dân tộc ở nước ta từ năm 1986 đến nay.

- Nhận diện những vấn đề cơ bản, cấp bách của công tác dân tộc hiện nay.

- Đề xuất quan điểm, giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân tộc của hệ thống chính trị vùng DTTS và miền núi nước ta đến năm 2030.

1. Yêu cầu đối với nội dung của sản phẩm:

- Làm rõ cơ sở lý luận về công tác dân tộc của hệ thống chính trị vùng DTTS nước ta.

- Kinh nghiệm quốc tế về nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác dân tộc của hệ thống chính trị ở vùng DTTS và miền núi.

- Đánh giá kết quả, chất lượng, hiệu quả, tác động của công tác dân tộc của các cơ quan trong hệ thống chính trị ở vùng DTTS nước ta, từ năm 1986 đến nay.

- Nhận diện, phân tích những vấn đề cơ bản, cấp bách của công tác dân tộc hiện nay.

- Đề xuất quan điểm, phương hướng, giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân tộc của hệ thống chính trị vùng DTTS đến năm 2030.

2. Yêu cầu về áp dụng kết quả:

- Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan.

3. Yêu cầu phổ biến kết quả:

- Xuất bản 01 sách chuyên khảo;

- Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 01 bài báo quốc tế.

- Cung cấp thông tin, tài liệu góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc;

- Tham gia đào tạo sau đại học: Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học.

Tuyển chọn

 

2

Tác động của biến đổi xã hội đến ổn định và phát triển vùng DTTS nước ta hiện nay

- Làm rõ được thực trạng biến đổi xã hội và tác động của nó đến ổn định và phát triển xã hội vùng dân tộc thiểu số nước ta từ 1986 đến nay.

- Làm rõ thực trạng phân tầng xã hội và những hệ lụy đối với vùng DTTS

- Nhận diện những vấn đề cơ bản, cấp bách liên quan đến biến đổi xã hội trong vùng DTTS nước ta hiện nay.

- Đề xuất các quan điểm, giải pháp ứng phó với biến đổi xã hội để Ổn định và phát triển vùng dân tộc thiểu số nước ta.

1 .Yêu cầu với nội dung sản phẩm

- Hệ thống được khung lý thuyết về quan hệ giữa biến đổi xã hội và phát triển bền vững tại các vùng DTTS; khung lý thuyết nghiên cứu tác động biến đổi xã hội đến ổn định và phát triển vùng DTTS.

- Tổng quan, đánh giá được tác động của biến đổi xã hội tới ổn định và phát triển vùng DTTS, cách ứng phó của các quốc gia trên thế giới và bài học kinh nghiệm rút ra đối với Việt Nam.

- Đánh giá được thực trạng biến đổi xã hội, tác động ảnh hưởng của biến đổi xã hội đến vùng DTTS nước ta; phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới biến đổi xã hội tại các vùng DTTS từ năm 1986 đến nay.

- Phân tích, đánh giá quá trình phân tầng xã hội và những hệ lụy đối với vùng DTTS từ năm 1986 đến nay.

- Nhận diện, phân tích những vấn đề cơ bản, cấp bách liên quan đến biến đổi xã hội trong vùng DTTS nước ta hiện nay.

- Dự báo được xu hướng biến đổi xã hội và các tác động ảnh hưởng đến ổn định và phát triển vùng DTTS nước ta trong thời gian tới.

- Đề xuất các quan điểm, giải pháp phát huy những mặt tích cực, hạn chế ảnh hưởng tác động tiêu cực của biến đổi xã hội đến ổn định và phát triển vùng DTTS nước ta đến năm 2030.

2. Yêu cầu về áp dụng kết quả:

- Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan.

3. Yêu cầu phổ biến kết quả:

- Xuất bản 01 sách chuyên khảo;

- Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 01 bài báo quốc tế.

- Cung cấp thông tin, tài liệu góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc;

- Tham gia đào tạo sau đại học: Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học.

Tuyển chọn

 

3

Những vấn đề mới trong tôn giáo, tín ngưỡng ở vùng DTTS nước ta hiện nay

- Nhận diện, làm rõ những vấn đề mới trong tôn giáo, tín ngưỡng ở vùng DTTS nước ta hiện nay.

- Phân tích tác động của những vấn đề mới trong tôn giáo, tín ngưỡng đến vùng dân tộc thiểu số.

- Đề xuất các quan điểm, giải pháp nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc trong thời gian tới.

1. Yêu cầu đối với nội dung của sản phẩm:

- Hệ thống được cơ sở lý luận về tôn giáo, tín ngưỡng ở vùng DTTS, mối quan hệ giữa tôn giáo, tín ngưỡng với đời sống kinh tế - xã hội vùng DTTS; những vấn đề mới trong tôn giáo, tín ngưỡng ở vùng DTTS; đề xuất khung lý thuyết nghiên cứu về những vấn đề mới trong tín ngưỡng, tôn giáo và tác động của nó đối với phát triển bền vững vùng DTTS.

- Nhận diện, làm rõ những vấn đề mới trong tôn giáo, tín ngưỡng ở vùng DTTS từ năm 1986 đến nay; phân tích các nhân tố tác động làm nảy sinh những vấn đề mới trong tôn giáo, tín ngưỡng ở vùng đồng bào DTTS.

- Phân tích, đánh giá tác động của những vấn đề mới trong tôn giáo, tín ngưỡng đến đoàn kết dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh ở vùng DTTS.

- Dự báo xu hướng và những tác động của các những vấn đề mới trong tôn giáo, tín ngưỡng ở vùng DTTS.

- Đề xuất các quan điểm, giải pháp, nhằm giải quyết vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng, thực hiện tốt chính sách đại đoàn kết dân tộc.

2. Yêu cầu về áp dụng kết quả:

- Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan.

3. Yêu cầu phổ biến kết quả:

- Xuất bản 01 sách chuyên khảo;

- Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 01 bài báo quốc tế.

- Cung cấp thông tin, tài liệu góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc;

- Tham gia đào tạo sau đại học: Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học.

Tuyển chọn

 

4

Những vấn đề cơ bản và cấp bách trong cộng đồng dân tộc Khmer ở Việt Nam hiện nay

- Nhận diện những vấn đề cơ bản và cấp bách trong cộng đồng dân tộc Khmer ở Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất quan điểm, giải pháp, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Khmer đến năm 2030.

1. Yêu cầu đối với nội dung của sản phẩm:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xác định khung lý thuyết nghiên cứu những vấn đề cơ bản và cấp bách trong phát triển bền vững của cộng đồng DTTS nói chung và dân tộc Khmer ở Việt Nam nói riêng; bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong nhận diện và giải quyết những vấn đề cơ bản và cấp bách trong phát triển bền vững của cộng đồng DTTS.

- Đánh giá kết quả, hiệu quả, tác động của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc Khmer từ năm 1986 đến nay.

- Nhận diện những vấn đề cơ bản và cấp bách trong cộng đồng dân tộc Khmer ở Việt Nam hiện nay.

- Bối cảnh tình hình, dự báo các xu hướng vận động của những vấn đề trong cộng đồng dân tộc Khmer thời gian tới.

- Đề xuất quan điểm, giải pháp cơ chế, chính sách nhằm phát triển bền vững vùng dân tộc Khmer đến năm 2030.

2. Yêu cầu về áp dụng kết quả:

- Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan.

3. Yêu cầu phổ biến kết quả:

- Xuất bản 01 sách chuyên khảo;

- Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 01 bài báo quốc tế.

- Cung cấp thông tin, tài liệu, góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc;

- Tham gia đào tạo sau đại học: Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học.

Tuyển chọn

 

5

Những vấn đề cơ bản và cấp bách trong cộng đồng dân tộc Hoa ở Việt Nam hiện nay

- Nhận diện những vấn đề cơ bản và cấp bách trong cộng đồng dân tộc Hoa ở Việt Nam hiện nay.

- Đề xuất quan điểm, giải pháp, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc Hoa ở Việt Nam.

1. Yêu cầu đối với nội dung của sản phẩm:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xác định khung lý thuyết nghiên cứu những vấn đề cơ bản và cấp bách trong phát triển kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc Hoa ở Việt Nam nói riêng; bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong phát triển kinh tế - xã hội cộng đồng DTTS.

- Đánh giá kết quả, hiệu quả, tác động của các chính sách phát triển kinh tế - xã hội đồng bảo dân tộc Hoa từ năm 1986 đến nay.

- Nhận diện những vấn đề cơ bản và cấp bách trong cộng đồng dân tộc Hoa ở Việt Nam hiện nay.

- Dự báo các xu hướng vận động của những vấn đề cơ bản và cấp bách trong cộng đồng dân tộc Hoa ở Việt Nam trong thời gian tới.

- Đề xuất quan điểm, giải pháp cơ chế, chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội đồng bào dân tộc Hoa ở Việt Nam đến năm 2030.

2. Yêu cầu về áp dụng kết quả:

- Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan.

3. Yêu cầu phổ biến kết quả:

- Xuất bản 01 sách chuyên khảo;

- Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 01 bài báo quốc tế.

- Cung cấp thông tin, tài liệu, góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc;

- Tham gia đào tạo sau đại học; Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học.

Tuyển chọn

 

6

Một số vấn đề cơ bản và cấp bách trong cộng đồng các DTTS tại chỗ khu vực Tây duyên hải miền Trung

- Nhận diện những vấn đề cơ bản và cấp bách trong cộng đồng các DTTS tại chỗ khu vực Tây duyên hải miền Trung;

- Đề xuất quan điểm, giải pháp, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đồng bào các DTTS tại chỗ khu vực Tây duyên hải miền Trung Việt Nam.

1. Yêu cầu đối với nội dung của sản phẩm:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và xác định khung lý thuyết nghiên cứu những vấn đề cơ bản và cấp bách trong phát triển kinh tế - xã hội đồng bào DTTS nói chung và các DTTS tại chỗ khu vực Tây duyên hải miền Trung nói riêng; bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trong nhận diện và giải quyết những vấn đề cơ bản và cấp bách trong phát triển kinh tế - xã hội đồng bào DTTS;

- Đánh giá kết quả, hiệu quả, tác động chính sách phát triển kinh tế - xã hội các DTTS tại chỗ khu vực Tây duyên hải miền Trung Việt Nam từ năm 1986 đến nay.

- Nhận diện những vấn đề cơ bản và cấp bách trong cộng đồng các DTTS tại chỗ khu vực Tây duyên hải miền Trung Việt Nam hiện nay.

- Dự báo các xu hướng vận động của những vấn đề cơ bản và cấp bách trong cộng đồng các DTTS tại chỗ khu vực Tây duyên hải miền Trung Việt Nam trong thời gian tới.

- Đề xuất quan điểm, giải pháp, chính sách nhằm phát triển kinh tế - xã hội đồng bào các DTTS tại chỗ khu vực Tây duyên hải miền Trung Việt Nam đến năm 2030.

2. Yêu cầu về áp dụng kết quả:

- Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan.

3. Yêu cầu phổ biến kết quả:

- Xuất bản 01 sách chuyên khảo;

- Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 01 bài báo quốc tế.

- Cung cấp thông tin, tài liệu, góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc;

- Tham gia đào tạo sau đại học: Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học.

Tuyển chọn

 

7

Những vấn đề lý luận và thực tiễn về dư luận xã hội ở vùng DTTS nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa.

- Làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về dư luận xã hội ở vùng DTTS.

- Làm rõ thực trạng nghiên cứu dư luận xã hội vùng DTTS từ Đổi mới đến nay.

- Nhận diện những vấn đề cơ bản, cấp bách về nghiên cứu dư luận xã hội vùng DTTS hiện nay.

- Đề xuất quan điểm, phương pháp, bộ khung mẫu và giải pháp nhằm tăng cường công tác nắm bắt, xử lý dư luận xã hội ở vùng DTTS nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa.

1. Yêu cầu đối với nội dung của sản phẩm:

- Hệ thống hóa các lý thuyết, trường phái nghiên cứu về dư luận xã hội trên thế giới và Việt Nam; tổng kết bài học kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về nắm bắt, xử lý các vấn đề dư luận xã hội ở vùng DTTS.

- Xây dựng hệ quan điểm lý luận, xác định khung lý thuyết và thực tiễn nghiên cứu dư luận xã hội đối với vùng DTTS Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa.

- Đánh giá thực trạng tình hình nghiên cứu, nắm bắt, xử lý những vấn đề dư luận xã hội ở vùng DTTS; kết quả, hiệu quả và tác động của các chủ trương, chính sách, chương trình nắm bắt, xử lý các vấn đề của dư luận xã hội ở vùng DTTS nước ta từ năm 1986 đến nay.

- Dự báo các vấn đề, sự kiện liên quan đến dư luận xã hội trong vùng DTTS và những vấn đề xã hội cần quan tâm giải quyết trong thời gian tới.

- Đề xuất hệ phương pháp phù hợp; xây dựng bộ khung mẫu (mẫu đại diện cho các cuộc khảo sát, thăm dò) khả thi phục vụ công tác nắm bắt dư luận xã hội đối với vùng DTTS.

- Tích hợp, xây dựng trang web chuẩn phục vụ thăm dò, nắm bắt dư luận xã hội cho vùng DTTS phục vụ quá trình xây dựng, triển khai các chính sách đối với vùng DTTS trong bối cảnh toàn cầu hóa.

- Đề xuất quan điểm, giải pháp, chính sách nhằm tăng cường công tác nắm bắt, xử lý dư luận xã hội ở vùng DTTS.

2. Yêu cầu về áp dụng kết quả:

- Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan.

3. Yêu cầu phổ biến kết quả:

- Xuất bản 01 sách chuyên khảo;

- Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 01 bài báo quốc tế.

- Cung cấp thông tin, tài liệu, góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc;

- Tham gia đào tạo sau đại học: Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học

Tuyển chọn

 

8

Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp để phát triển công nghiệp ở vùng DTTS và miền núi Việt Nam

- Làm rõ cơ sở khoa học của việc phát triển công nghiệp ở vùng DTTS và miền núi.

- Làm rõ thực trạng tình hình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở vùng DTTS và miền núi nước ta.

- Đề xuất quan điểm, giải pháp, chính sách đẩy mạnh phát triển công nghiệp ở vùng DTTS và miền núi nước ta đến năm 2030

1. Yêu cầu đối với nội dung của sản phẩm:

- Làm rõ những vấn đề lý luận về công nghiệp hóa, hiện đại hóa phù hợp với đặc điểm, điều kiện phát triển của vùng DTTS và miền núi; xác định khung lý thuyết nghiên cứu về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng DTTS và miền núi: kinh nghiệm chính sách của một số quốc gia trên thế giới về công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng DTTS và miền núi

- Nghiên cứu, làm rõ đặc điểm, nội dung công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng DTTS và miền núi: Các cơ hội, thách thức, tiềm năng, thế mạnh, lợi thế so sánh và những yếu tố bất lợi của vùng DTTS và miền núi trong đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Nghiên cứu, phân tích tình hình thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của nhà nước đối với việc công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng DTTS và miền núi từ năm 1986 đến nay.

- Đánh giá hiệu quả, tác động của công nghiệp hóa, hiện đại hóa đối với phát triển kinh tế - xã hội vùng DTTS và miền núi.

- Dự báo nhu cầu, triển vọng công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng DTTS và miền núi đến năm 2030.

- Đề xuất quan điểm, giải pháp, chính sách đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở vùng DTTS và miền núi nước ta đến năm 2030

2. Yêu cầu về áp dụng kết quả:

- Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan.

3. Yêu cầu phổ biến kết quả:

- Xuất bản 01 sách chuyên khảo;

- Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 01 bài báo quốc tế.

- Cung cấp thông tin, tài liệu, góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc;

- Tham gia đào tạo sau đại học: Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học.

Tuyển chọn

 

9

Những vấn đề cơ bản và cấp bách về đất đai ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi

- Làm rõ kết quả, hiệu quả, tác động của luật pháp, chính sách về đất đai ở vùng DTTS và miền núi từ năm 1986 đến nay.

- Nhận diện những vấn đề cơ bản và cấp bách về đất đai ở vùng DTTS và miền núi hiện nay

- Đề xuất cơ chế, chính sách, giải pháp giải quyết các vấn đề cơ bản và cấp bách về đất đai ở vùng DTTS và miền núi đến năm 2030

1. Yêu cầu đối với nội dung của sản phẩm:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về những vấn đề cơ bản về đất đai ở vùng DTTS và miền núi; xác định khung lý thuyết nghiên cứu những vấn đề cơ bản và cấp bách về đất đai ở vùng DTTS và miền núi; kinh nghiệm của một số quốc gia khu vực và thế giới về chính sách đất đai ở vùng DTTS và miền núi.

- Đánh giá hiệu quả, tác động của luật pháp, chính sách đất đai ở vùng DTTS và miền núi từ năm 1986 đến nay.

- Nhận diện những vấn đề cơ bản và cấp bách về đất đai ở vùng DTTS và miền núi nước ta hiện nay;

- Dự báo xu hướng của những vấn đề cơ bản, cấp bách về đất đai vùng DTTS và miền núi trong thời gian tới.

- Đề xuất giải pháp hoàn thiện luật pháp, chính sách về đất đai, giải quyết các vấn đề cơ bản và cấp bách về đất đai nhằm phát triển bền vững vùng DTTS và miền núi đến năm 2030.

2. Yêu cầu về áp dụng kết quả:

Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan.

3. Yêu cầu phổ biến kết quả:

- Xuất bản 01 sách chuyên khảo;

- Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 01 bài báo quốc tế

- Cung cấp thông tin, tài liệu, góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc và chính sách dân tộc;

- Tham gia đào tạo sau đại học: Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học.

Tuyển chọn

 

10

Đánh giá hiệu quả, tác động của chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế thực hiện ở vùng DTTS và miền núi từ năm 1990 đến nay

- Làm rõ kết quả, hiệu quả, tác động của các chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế đã thực hiện ở vùng DTTS và miền núi từ 1990 đến nay.

- Đề xuất quan điểm, giải pháp, nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án hợp tác quốc tế thực hiện ở vùng DTTS và miền núi đến năm 2030.

1. Yêu cầu đối với nội dung của sản phẩm:

- Xác định khung lý thuyết nghiên cứu, đánh giá, tác động của các chương trình, dự án của các tổ chức quốc tế thực hiện ở vùng DTTS và miền núi; bài học kinh nghiệm của một số quốc gia về thực hiện các chương trình, dự án hợp tác quốc tế hỗ trợ vùng DTTS và miền núi.

- Đánh giá các kết quả, hiệu quả, tác động của các chương trình, dự án phát triển của các tổ chức quốc tế đã thực hiện ở vùng DTTS và miền núi từ năm 1990 đến nay;

- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến kết quả, hiệu quả, tác động của các chương trình, dự án phát triển của các tổ chức quốc tế thực hiện ở vùng DTTS và miền núi.

- Rút ra các bài học kinh nghiệm trong thực hiện các chương trình, dự án quốc tế ở vùng DTTS và miền núi.

- Đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả các chương trình, dự án quốc tế thực hiện ở vùng DTTS và miền núi đến năm 2030.

2. Yêu cầu về áp dụng kết quả:

Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan.

3. Yêu cầu phổ biến kết quả:

- Xuất bản 01 sách chuyên khảo

- Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 01 bài báo quốc tế

- Cung cấp thông tin, tài liệu, góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc

- Tham gia đào tạo sau đại học: Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học.

Tuyển chọn

 

11

Những vấn đề cơ bản và cấp bách trong xây dựng, thực thi pháp luật ở vùng dân tôc thiểu số và miền núi nước ta hiện nay

- Làm rõ thực trạng xây dựng và thực thi pháp luật ở vùng DTTS và miền núi từ năm 1986 đến nay.

- Nhận diện những vấn đề cơ bản và cấp bách trong xây dựng, thực thi pháp luật ở vùng DTTS và miền núi nước ta từ năm 1986 đến nay.

- Đề xuất các quan điểm, phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả trong xây dựng và thực thi pháp luật ở vùng DTTS và miền núi nước ta trong thời gian tới.

1. Yêu cầu đối với nội dung của sản phẩm:

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về những vấn đề cơ bản và cấp bách trong xây dựng, thực thi pháp luật ở vùng DTTS và miền núi; xác định khung lý thuyết nghiên cứu những vấn đề cơ bản và cấp bách trong xây dựng, thực thi pháp luật ở vùng DTTS và miền núi; bài học kinh nghiệm của một số quốc gia về xây dựng, thực thi pháp luật ở vùng DTTS và miền núi.

- Phân tích, đánh giá thực trạng tình hình xây dựng, thực thi pháp luật ở vùng DTTS và miền núi từ năm 1936 đến nay.

- Nhận diện và phân tích những vấn đề cơ bản và cấp bách trong xây dựng, thực thi pháp luật ở vùng DTTS và miền núi nước ta hiện nay.

- Đề xuất các quan điểm, phương hướng, giải pháp nâng cao hiệu quả trong xây dựng và thực thi pháp luật ở vùng DTTS và miền núi nước ta đến năm 2030.

2. Yêu cầu về áp dụng kết quả:

Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan.

3. Yêu cầu phổ biến kết quả:

- Xuất bản 01 sách chuyên khảo;

- Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 01 bài báo quốc tế

- Cung cấp thông tin, tài liệu, góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc;

- Tham gia đào tạo sau đại học: Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học.

Tuyển chọn

 

12

Những giải pháp cơ bản, cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả của chính sách bảo tồn và phát triển các dân tộc thiểu số rất ít người ở nước ta hiện nay

- Làm rõ kết quả, hiệu quả, tác động của các chính sách bảo tồn và phát triển các DTTS rất ít người ở nước ta, từ năm 1990 đến nay.

- Nhận diện những vấn đề cơ bản, cấp bách trong bảo tồn và phát triển các DTTS rất ít người hiện nay.

- Đề xuất những giải pháp, kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả chính sách bảo tồn và phát triển các DTTS rất ít người ở nước ta, đến năm 2030.

1. Yêu cầu đối với nội dung của sản phẩm:

- Xác định cơ sở lý luận và khung lý thuyết nghiên cứu về nâng cao hiệu quả của chính sách bảo tồn và phát triển các DTTS rất ít người; bài học kinh nghiệm chính sách của một số quốc gia về bảo tồn và phát triển các DTTS rất ít người.

- Đánh giá hiệu quả, tác động của chính sách bảo tồn và phát triển các DTTS rất ít người ở nước ta, từ năm 1990 đến nay.

- Nhận diện, phân tích những vấn đề cơ bản, cấp bách trong cộng đồng các DTTS rất ít người.

- Dự báo xu hướng biến đổi của các vấn đề trong cộng đồng các DTTS rất ít người ở nước ta thời gian tới.

- Đề xuất quan điểm, giải pháp, nhằm hoàn thiện các chính sách bảo tồn và phát triển các DTTS rất ít người ở nước ta đến năm 2030.

2. Yêu cầu về áp dụng kết quả:

Xác định rõ địa chỉ và hình thức sử dụng của cơ quan quản lý nhà nước và các cơ quan liên quan.

3. Yêu cầu phổ biến kết quả:

-Xuất bản 01 sách chuyên khảo;

-Đăng ít nhất 03 bài báo trên tạp chí khoa học chuyên ngành, trong đó có 01 bài báo quốc tế

-Cung cấp thông tin, tài liệu, góp phần xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu quốc gia về dân tộc;

-Tham gia đào tạo sau đại học: Hỗ trợ 01 nghiên cứu sinh, 02 học viên cao học.

Tuyển chọn