Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 3699/QĐ-BNN-CB

Hà Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ ĐĂNG KÝ, CHỨNG NHẬN HÀNG NÔNG LÂM SẢN VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO VÀ UY TÍN THƯƠNG MẠI.

BỘ TRƯỞNG BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

- Căn cứ Nghị định số 86/2003/NĐ-CP ngày 18/7/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Căn cứ Quyết định số 3697/QĐ-TC ngày 29/12 /2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT về việc nghiệm thu Đề án “Chứng nhận hàng nông lâm sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại”.
- Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối,

QUYẾT ĐỊNH :

Điều 1. Nay ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế đăng ký, chứng nhận hàng nông lâm sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại’ gồm 6 chương và 20 điều.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký

Điều 3. Chánh văn phòng Bộ, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm sản và nghề muối, Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Như điều 3,
- Bộ trưởng (để b/c)
- Lưu VP.

KT/ BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Diệp Kỉnh Tần

 

QUY CHẾ

ĐĂNG KÝ, CHỨNG NHẬN HÀNG NÔNG LÂM SẢN VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO VÀ UY TÍN THƯƠNG MẠI
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 3699/QĐ-BNN-CB ngày 29 tháng 12 năm 2005 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

Chương I:

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi áp dụng

Quy chế này áp dụng để chứng nhận hàng nông lâm sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại, mang lại lợi ích kinh tế cho người sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng trong nước và xuất khẩu.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Hàng nông lâm sản được sản xuất tại Việt Nam của tổ chức, cá nhân có đăng ký kinh doanh thuộc mọi thành phần kinh tế.

Hàng nông lâm sản là sản phẩm hàng hoá của ngành Nông nghiệp, bao gồm các sản phẩm tươi, sống, qua sơ chế, bảo quản và chế biến, không gồm giống cây trồng, vật nuôi, vật tư nông sản (TACN, thuốc thú y, phân bón…).

Điều 3. Hình thức chứng nhận

Hàng nông lâm sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại được Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định và cấp Giấy chứng nhận.

Chương II:

THỦ TỤC ĐĂNG KÝ

Điều 4. Đối tượng đăng ký

Tổ chức, cá nhân có sản phẩm quy định tại Điều 2 của Quy chế này, có nhu cầu và tự nguyện, có quyền nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận.

Điều 5. Điều kiện đăng ký

1.Hàng nông lâm sản được sản xuất và tiêu thụ ổn định, có mặt trên thị trường ít nhất 02 năm tính từ khi đăng ký sản phẩm đến ngày nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận.

2. Sản phẩm phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, không có tranh chấp về bản quyền hoặc khiếu nại liên quan đến chất lượng và uy tín thương mại của sản phẩm.

3. Một tổ chức, cá nhân có thể đăng ký chứng nhận nhiều sản phẩm, nhưng một sản phẩm cụ thể chỉ do một tổ chức hoặc cá nhân đăng ký chứng nhận.

Điều 6. Trình tự thủ tục đăng ký

1. Định kỳ hàng năm một lần, ít nhất 60 ngày trước ngày tổ chức đánh giá, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thông báo rộng rãi lịch, lệ phí và hình thức tổ chức chứng nhận sản phẩm chất lượng cao và uy tín thương mại.

2. Tổ chức, cá nhân lập 01 bộ hồ sơ đăng ký, theo quy định tại Điều 7 của Quy chế này, gửi về Sở Nông nghiệp và PTNT thuộc địa bàn tổ chức, cá nhân đang hoạt động.

3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức đánh giá cấp cơ sở (sơ tuyển), gửi báo cáo và các hồ sơ trúng tuyển về Thường trực Hội đồng đánh giá cấp Bộ đặt tại Cục Chế biến nông lâm sản và Nghề muối, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 7. Hồ sơ đăng ký

Hồ sơ đăng ký gồm:

1. Đơn đăng ký chứng nhận sản phẩm của tổ chức, cá nhân (phụ lục 1)

2. Bản thuyết minh giới thiệu tổ chức, cá nhân đăng ký sản phẩm

3. Bản thuyết minh giới thiệu công nghệ, thiết bị sản xuất sản phẩm

4. Chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý sản xuất

5. Bản thuyết minh giới thiệu chất lượng sản phẩm và tiêu chuẩn áp dụng

6. Báo cáo về hiện trạng môi trường của cơ sở sản xuất

7. Bản thuyết minh giới thiệu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận

8. Bản sao các văn bản, tư liệu liên quan đến sản phẩm (nếu có)

- Văn bằng bảo hộ

- Các bằng khen, chứng nhận giải thưởng

- Nhận xét của các tổ chức, cá nhân tiêu thụ sản phẩm

- Tài liệu liên quan khác

Điều 8. Đóng góp và sử dụng tiền đăng ký

1. Tổ chức, cá nhân đóng góp tiền đăng ký chứng nhận cùng với hồ sơ đăng ký cho Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại và không được hoàn trả.

2. Tiền đóng góp được sử dụng ở Hội đồng cấp cơ sở cho các hoạt động đánh giá, kiểm tra, và giám sát, ở Hội đồng cấp Bộ cho hoạt động đánh giá, chứng nhận, giám sát, khen thưởng, giới thiệu và quảng bá sản phẩm được chứng nhận .

Chương III:

ĐÁNH GIÁ VÀ CHỨNG NHẬN

Điều 9. Tiêu chí đánh giá

1. Hệ thống quản lý sản xuất - sản phẩm phải được sản xuất tại cơ sở áp dụng ít nhất một trong các hệ thống quản lý sau:GAP,GAHP,GMP, GHP, HACCP, ISO, TQM

2. Chất lượng sản phẩm:

- Sản phẩm phải được sản xuất phù hợp với tiêu chuẩn đã được công bố (TCVN, TCN, TCCS, Tiêu chuẩn quốc tế).

- Sản phẩm phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và vệ sinh an toàn sử dụng theo các quy định hiện hành của Nhà nước.

- Sản phẩm phải được ghi xuất xứ, nhãn phù hợp với các quy định hiện hành của Nhà nước.

3. Bảo vệ môi trường

Cơ sở sản xuất sản phẩm không được gây tác động xấu đến môi trường sinh thái

4. Uy tín thương mại: Sản phẩm phải được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường, bảo đảm uy tín thương mại, không có khiếu kiện liên quan đến chất lượng sản phẩm.

Điều 10. Hội đồng đánh giá

1. Hội đồng đánh giá gồm các uỷ viên là đại diện cho cơ quan quản lý, sản xuất - kinh doanh (cơ sở sản xuất - kinh doanh có sản phẩm đăng ký không tham gia Hội đồng), Hiệp hội ngành nghề, người tiêu dùng và các nhà khoa học thuộc lĩnh vực sản phẩm đăng ký chứng nhận.

2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông quyết định thành lập Hội đồng đánh giá cấp cơ sở (Hội đồng sơ tuyển), gồm 05 đến 07 người, trong đó có Chủ tịch, Phó chủ tịch, 02 uỷ viên phản biện và Thư ký hội đồng.

3. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định thành lập Hội đồng đánh giá cấp Bộ, gồm 07 đến 09 người, trong đó có Chủ tịch, Phó chủ tịch, Uỷ viên thư ký và 02 Uỷ viên phản biện. Chủ tịch hội đồng là Cục trưởng Cục Chế biến nông sản và Nghề muối. Thường trực hội đồng gồm Chủ tịch, Phó chủ tịch và Thư ký hội đồng. Thư ký HĐ là chuyên viên của Cục Chế biến nông lâm sản và Nghề muối.

Điều 11. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ

1. Thư ký hội đồng đánh giá cấp cơ sở tiếp nhận và xem xét tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký theo các quy định tại các Điều 4, 5, 7 của Quy chế này, lập báo cáo trình Thủ trưởng cơ quan thành lập Hội đồng.

2. Thường trực hội đồng đánh giá cấp Bộ tiếp nhận báo cáo đánh giá của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các hồ sơ trúng sơ tuyển, lập báo cáo trình Bộ trưởng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Điều 12. Nguyên tắc làm việc của Hội đồng đánh giá

1. Hội đồng đánh giá làm việc theo nguyên tắc dân chủ, bỏ phiếu kín.

2. Kỳ họp của Hội đồng đánh giá phải có ít nhất 3/4 số uỷ viên tham dự, trong đó có Chủ tịch và/hoặc Phó chủ tịch và ít nhất 01 uỷ viên phản biện. Uỷ viên phản biện vắng mặt phải có nhận xét, đánh giá bằng văn bản.

3. Mỗi uỷ viên hội đồng có trách nhiệm nghiên cứu hồ sơ trước kỳ họp, nhận xét, đánh giá sản phẩm bằng văn bản (phụ lục 2).

4. Hội đồng đánh giá cấp Bộ chỉ xem xét những sản phẩm đã được Hội đồng cấp cơ sở đề nghị.

Điều 13. Trình tự và kết quả đánh giá

1. Đánh gía cấp cơ sở

- Đánh giá cấp cơ sở được thực hiện chậm nhất 30 ngày kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận và được thực hiện qua 2 bước: đánh giá tại hiện trường (nếu thấy cần thiết) và đánh giá trên hồ sơ.

- Đánh giá tại hiện trường: Hội đồng cử nhóm chuyên gia, gồm 03 người, trong đó có nhóm trưởng, trực tiếp đến cơ sở sản xuất sản phẩm, đánh giá sự phù hợp của thực tế so với các nội dung đăng ký trong hồ sơ. Nhóm chuyên gia lập báo cáo đánh giá trình Hội đồng.

- Đánh giá trên hồ sơ: Hội đồng họp phiên toàn thể, nghe báo cáo đánh giá của nhóm chuyên gia; nhận xét, đánh giá sản phẩm của các uỷ viên hội đồng; thảo luận và bỏ phiếu đánh giá (phụ lục 3) cho từng sản phẩm.

Ban kiểm phiếu, do Hội đồng cử, kiểm phiếu, lập biên bản (phụ lục 4) và thông báo kết quả bỏ phiếu.

Sản phẩm trúng tuyển là sản phẩm được ít nhất 2/3 số uỷ viên hội đồng bỏ phiếu đề nghị chứng nhận.

- Hội đồng lập biên bản (phụ lục 5) trình Thủ trưởng cơ quan thành lập Hội đồng.

- Trong vòng 15 ngày sau khi nhận biên bản của Hội đồng đánh giá, Sở nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập báo cáo kết quả đánh giá cấp cơ sở trình Hội đồng đánh giá cấp Bộ và thông báo công khai kết quả đánh giá đến các tổ chức, cá nhận có sản phẩm đăng ký chứng nhận.

- Đánh giá cấp Bộ

- Đánh giá cấp Bộ được thực hiện chậm nhất 30 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo đánh giá cấp cơ sở.

- Thư ký hội đồng gửi hồ sơ đăng ký và bản nhận xét (phụ lục 2) đến các uỷ viên hội đồng ít nhất 05 ngày trước khi họp.

- Hội đồng họp phiên toàn thể, nghe các nhận xét phản biện; nhận xét, đánh giá của các uỷ viên hội đồng; thảo luận và bỏ phiếu đánh giá (phụ lục 3) cho từng sản phẩm.

- Ban kiểm phiếu, do Hội đồng cử, kiểm phiếu, lập biên bản (phụ lục 4) và thông báo kết quả bỏ phiếu.

- Sản phẩm được đề nghị chứng nhận là sản phẩm Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại phải đựơc ít nhất 2/3 số uỷ viên hội đồng bỏ phiếu đề nghị.

- Thư ký hội đồng lập biên bản (phụ lục 5) phiên họp Hội đồng

- Chủ tịch hội đồng lập báo cáo trình Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT.

Điều 14. Chứng nhận

1. Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ra Quyết định và cấp Giấy chứng nhận cho sản phẩm chất lượng cao và uy tín thương mại. Thời hạn hiệu lực của Quyết định là 05 năm.

2. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức lễ trao Quyết định, Giấy chứng nhận cho tổ chức, cá nhân có sản phẩm được chứng nhận và tổ chức quảng bá rộng rãi sản phẩm được chứng nhận trên các phương tiện thông tin đại chúng.

3. Hết thời hạn hiệu lực của Quyết định, để được chứng nhận tiếp, sản phẩm phải được đánh giá lại theo các quy định tại Quy chế này.

4. Quý I hàng năm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố danh sách sản phẩm được chứng nhận và sản phẩm hết thời hạn hiệu lực của Quyết định chứng nhận.

Chương IV:

QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT

Điều 15. Quản lý, giám sát

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao Cục Chế biến nông lâm sản và Nghề muối chủ trì, phối hợp với các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan hữu quan, tổ chức quản lý và giám sát chất lượng và uy tín thương mại của các sản phẩm đã được chứng nhận, hoạt động của tổ chức, cá nhân có sản phẩm được chứng nhận liên quan đến sản xuất, kinh doanh và quảng bá sản phẩm.

2. Định kỳ trước 15 tháng 12 hàng năm, tổ chức, cá nhân có sản phẩm được

chứng nhận lập báo cáo về tình hình sản xuất, tiêu thụ và chất lượng sản phẩm gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, lập báo cáo gửi Cục Chế biến nông lâm sản và Nghề muối trước 25 tháng 12.

Điều 16. Xử lý vi phạm

1. Nếu tổ chức, cá nhân có sản phẩm được chứng nhận vi phạm các quy định tại Điều 9 của Quy chế này, thì tuy theo mức độ, sẽ bị đình chỉ tạm thời, hoặc có thể bị huỷ bỏ hiệu lực của Quyết định chứng nhận.

2. Trong thời gian đình chỉ tạm thời, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm thực hiện các hành động khắc phục, lập báo cáo gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sở tại và Cục Chế biến nông lâm sản và Nghề muối.

3. Việc đình chỉ tạm thời, phục hồi hiệu lực hoặc huỷ bỏ hiệu lực của Quyết định chứng nhận do Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm sản và Nghề muối đề nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

Chương V:

QUYỀN LỢI VÀ TRÁCH NHIỆM

Điều 17. Quyền lợi

Tổ chức, cá nhân có sản phẩm được chứng nhận chất lượng cao và uy tín thương mại được phép tuyên truyền, quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức khác, được phép sử dụng Biểu trưng hàng nông sản chất lượng cao trên nhãn sản phẩm được chứng nhận.

Điều 18. Trách nhiệm

1. Việc quảng bá sản phẩm, sử dụng Biểu trưng không được gây sự hiểu lầm là các sản phẩm khác của tổ chức, cá nhân cũng được chứng nhận là sản phẩm chất lượng cao và uy tín thương mại.

2. Trong thời gian Quyết định chứng nhận có hiệu lực, tổ chức và cá nhân có sản phẩm được chứng nhận phải tuân thủ các quy định của Quy chế này và các điều khoản đã cam kết trong đăng ký chứng nhận, phải chịu trách nhiệm về bất kỳ thay đổi nào liên quan đến chất lượng và uy tín thương mại của sản phẩm được chứng nhận và phải báo cáo bằng văn bản về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lập báo cáo gửi về Cục Chế biến nông lâm sản và Nghề muối.

Điều 19. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại

1. Tổ chức, cá nhân có hoặc không có sản phẩm đăng ký chứng nhận hàng nông sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại có quyền khiếu nại về kết quả đánh giá và các hành vi vi phạm các quy định tại Quy chế này.

2. Đơn khiếu nại phải ghi rõ họ, tên, địa chỉ người gửi và gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và/hoặc Cục Chế biến nông lâm sản và Nmuối.

3. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm sản và Nghề muối có trách nhiệm xem xét và trả lời, bằng văn bản, đơn khiếu nại theo quy định hiện hành của Nhà nước.

4. Trường hợp người khiếu nại không nhất trí với nội dung trả lời của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm sản và Nghề muối, có thể khiếu nại lên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Quyết định của Bộ trưởng là quyết định cuối cùng.

Chương VI:

ĐIỀU KHOẢN CUỐI CÙNG

Điều 20. Sửa đổi, bổ sung Quy chế

Việc sử đổi, bổ sung Quy chế này do Cục trưởng Cục Chế biến nông lâm sản và Nghề muối đề nghị, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định.

 

PHỤ LỤC 1

CỘNG HOÀ XÃ HỘi CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

------------------------------------

………, ngày      tháng    năm 200…

ĐƠN ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN
SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG CAO VÀ UY TÍN THƯƠNG MẠI

NĂM ………

Kính gửi:

- Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh/thành phố

- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

1. Tên tổ chức, cá nhân: …………………………………………………….

2. Địa chỉ giao dịch: ………………………………………………………….

Điện thoại: …………………, Fax: ………………., Email: …………….

1. Sản phẩm đăng ký chứng nhận: …………………………………………..

2. Hồ sơ đăng ký:

- Đơn đăng ký chứng nhận sản phẩm của tổ chức hoằc cá nhân

’

- Bản thuyết minh giới thiệu tổ chức, cá nhân đăng ký sản phẩm

’

- Bản thuyết minh giới thiệu công nghệ, thiết bị sản xuất sản phẩm

’

- Chứng chỉ chứng nhận hệ thống quản lý sản xuất

’

- Bản thuyết minh giới thiệu chất lượng sản phẩm ……

’

- Báo cáo về hiện trạng môi trường tại cơ sở sản xuất …

’

- Bản thuyết minh giới thiệu tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm trong 02 năm tính đến ngày nộp hồ sơ đăng ký chứng nhận

’

- Bản sao các văn bản, tư liệu liên quan đến sản phẩm

’

 

 

Thủ trưởng tổ chức (cá nhân)

Ký tên, đóng dấu (nếu có)

 

PHỤ LỤC 2A

HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CẤP:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

 

…….., ngày       tháng   năm 200

 

BẢN NHẬN XÉT
SẢN PHẨM ĐĂNG KÝ CHỨNG NHẬN HÀNG NÔNG LÂM SẢN VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO VÀ UY TÍN THƯƠNG MẠI

1. Họ và tên người viết nhận xét: ……………………….…………………

Học hàm, học vị: …………………………………………………………….

Cơ quan: ……………………………………………………………………..

Chức danh trong Hội đồng: ………………………………………………..

2. Tên sản phẩm: ……………………………………………………………

3. Tổ chức, cá nhân đăng ký: ………………………………………………

4. Ý kiến nhận xét

4.1. Về hệ thống quản lý sản xuất

 (Theo tiêu chí 1, điều 9 của Quy chế này)

4.2. Về chất lượng sản phẩm

 (Theo tiêu chí 2, điều 9 của Quy chế này)

4.3. Về bảo vệ môi trường

 (Theo tiêu chí 3, điều 9 của Quy chế này)

4.2. Về uy tín thương mại

 (Theo tiêu chí 4, điều 9 của Quy chế này)

5. Kết luận và đề nghị

 

 

Người viết nhận xét

(Ký tên)

 

PHỤ LỤC 2B

HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CẤP:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

 

…….., ngày       tháng    năm 200

 

THANG ĐIỂM THEO TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
HÀNG NÔNG LÂM SẢN VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO VÀ UY TÍN THƯƠNG MẠI

STT

Tiêu chí

Hệ số

Điểm

Tổngsố điểm đạt

Ghi chú

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

3

4

Hệ thống quản lý

ISO

HACCP

GAP

GAHP,GMP, GHP, TQM

Chất lượng sản phẩm

Tiêu chuẩn quốc tế

TCVN

TCN

TCCS

Bảo vệ môi trường

Uy tín thương mại

1

1,5

2,0

2,0

1,5

1,5

2,0

1,5

1,0

1,0

0,5

2,0

10

15

30

30

15

15

30

15

10

10

5

20

-

 

 

 

 

-

 

 

 

 

-

-

 

 

Tổng cộng

 

Max

Min

145

50

 

- Điểm đạt: 80 điểm

- Đạt loại khá: từ 81 – 100 điểm

- Đạt loại suất xắc: từ 101 – 145 điểm

 

 

Người đánh giá

(Ký tên)

 

PHỤ LỤC 3

HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CẤP:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

 

…….., ngày       tháng    năm 200

 

PHIẾU ĐÁNH GIÁ
HÀNG NÔNG LÂM SẢN VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO VÀ UY TÍN THƯƠNG MẠI

1. Họ và tên người đánh giá: …………………………….………………………

Học hàm, học vị: …………………………………….………………………

Cơ quan: ………………………………………………………………………

Chức danh trong Hội đồng: (Chủ tịch, Phó chủ tịch, UV phản biện, UV, UV thư ký)

2. Tên sản phẩm: ………………………………………………………………

3. Tổ chức, cá nhân đăng ký: …………………………………………………

4. Ý kiến đánh giá

 

5. Kết luận và đề nghị

- Chứng nhận là sản phẩm chất lượng cao và uy tín thương mại:

- Không chứng nhận là sản phẩm chất lượng cao và uy tín thương mại:

 

 

Người đánh giá

(Ký tên)

 

PHỤ LỤC 4

HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CẤP:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

 

…….., ngày       tháng   năm 200

 

BIÊN BẢN KIỂM PHIẾU
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ HÀNG NÔNG LÂM SẢN VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO VÀ UY TÍN THƯƠNG MẠI

1. Tên sản phẩm: …………………………………………………………………

2. Tổ chức, cá nhân đăng ký: ……………………………………………………

3. Quyết định thành lập Hội đồng: ………………………………………………

- Số uỷ viên theo Quyết định: ……………….. người

- Số uỷ viên có mặt: …………………………. người

4. Ngày họp Hội đồng: …………………………………………………………

 Địa điểm: ……………………………………………………………………

5. Kết quả kiểm phiểu:

- Số phiếu phát ra: ……………..………...………. phiếu

- Số phiếu thu về: ………………………………... phiếu

- Số phiếu hợp lệ: ………………………………... phiếu

- Kết quả

+ Đề nghị chứng nhận: …………………………phiếu

+ Không đề nghị chứng nhận: ………………… phiếu

 

Uỷ viên

(Họ, tên và chữ ký )

Uỷ viên

(Họ, tên và chữ ký )

Trưởng ban

(Họ, tên và chữ ký)

 

PHỤ LỤC 5

HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ CẤP:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

 

…….., ngày       tháng   năm 200

 

BIÊN BẢN
HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ HÀNG NÔNG LÂM SẢN VIỆT NAM CHẤT LƯỢNG CAO VÀ UY TÍN THƯƠNG MẠI

I. Những thông tin chung

1. Thời gian và địa điểm họp Hội đồng

- Thời gian: ………………………………………………………………

- Địa điểm: …………………………………………………………………

2. Hội đồng đánh giá

- Quyết định thành lập Hội đồng: ……………………………………………

- Danh sách Hội đồng:

TT

HỌ VÀ TÊN

CƠ QUAN

CHỨC DANH HĐ

GHI CHÚ

1

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

 

 

- Khách mời:

TT

HỌ VÀ TÊN

CƠ QUAN

1

 

 

2

 

 

 

 

II. Nội dung làm việc của Hội đồng

1. Hội đồng đã nghe báo cáo của nhóm chuyên gia đánh giá, nhận xét, đánh giá của các uỷ viên (đối với Hội đồng cấp Bộ, thay đoạn văn trên bằng: Hội đồng đã nghe các ý kiến đánh giá của các phản biện và các uỷ viên ), ý kiến của các đại biểu là khách mời, thảo luận hồ sơ đăng ký của từng sản phẩm, đối chiếu với từng tiêu chí đánh giá.

2. Hội đồng đã bỏ phiếu đánh giá. Kết quả bỏ phiếu được trình bày trong các biên bản kiểm phiếu kèm theo.

3. Tổng hợp kết quả bỏ phiếu

TT

Sản phẩm

Hội đồng đánh giá

Kết quả bỏ phiếu

Số UV theo QĐ

Số UV dự họp

Số phiếu hợp lệ

Số phiếu đề nghị chứng nhận

6/3

1

2

3

4

5

6

7

1

 

 

 

 

 

 

2

 

 

 

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4. Kiến nghị của Hội đồng

Hội đồng nhất trí đề nghị Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Nếu là Biên bản của Hội đồng cấp Bộ, thay đoạn văn trên bằng: Hội đồng nhất trí đề nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) chứng nhận các sản phẩm dưới đây là hàng nông lâm sản Việt Nam chất lượng cao và uy tín thương mại

TT

Sản phẩm

Tổ chức, cá nhân đăng ký

Ghi chú

1

 

 

 

2

 

 

 

3

 

 

 

 

 

 

 

Thư ký hội đồng

(Họ, tên và chữ ký)

Chủ tịch Hội đồng

(Họ, tên và chữ ký)