Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1676/QĐ-UBND

Hà Nội, ngày 09 tháng 4 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT “QUY ĐỊNH THỜI GIAN CAO ĐIỂM XẢY RA CHÁY RỪNG TRONG NĂM, CÁC VÙNG TRỌNG ĐIỂM DỄ XẢY RA CHÁY RỪNG VÀ BẢNG TRA CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI”

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật s 47/2019/QH14 ngày 12/11/2019 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyn địa phương;

Căn cứ Luật Ngân sách Nhà nước ngày 25/6/2015;

Căn cứ Luật Lâm nghiệp ngày 15/11/2017;

Căn cứ Nghị định số 156/2018/NĐ-CP ngày 16/11/2018 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

Căn cứ Quyết định số 07/2012/QĐ-TTg ngày 08/02/2012 của Thủ tướng Chính phủ ban hành một số chính sách tăng cường công tác bảo vệ rừng;

Căn cứ Thông tư số 25/2019/TT-BNNPTNT ngày 27/12/2019 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định về Phòng cháy và chữa cháy rừng;

Căn cứ Chương trình hành động s 21-CTr/TU ngày 14/5/2018 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Chỉ thị số 13-CT/TW ngày 12/01/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác quản lý bảo vệ và phát triển rừng;

Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình s492/TTr-SNN ngày 11/12/2020 về việc phê duyệt quy định thời gian cao điểm cháy rừng, vùng trọng điểm cháy rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội; Công văn s 810/SNN-KL ngày 01/4/2021 về việc hoàn thiện báo cáo quy định thời gian cao đim cháy rừng, vùng trọng điểm cháy rừng trên địa bàn Thành phố.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt “Quy định thời gian cao điểm xảy ra cháy rừng trong năm, các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng và bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội” như sau:

1. Quy định về thời gian cao điểm xảy ra cháy rừng trong năm trên địa bàn thành phố Hà Nội: Tng số 08 tháng trong năm, bao gồm các tháng: 01, 02, 3, 4, 5, 10, 11, 12. (Bắt đầu từ 01/10 năm trước đến hết 31/5 năm sau).

2. Quy định về các vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội như sau:

2.1 Huyện Sóc Sơn (10 xã, 01 thị trấn): Hiền Ninh, Quang Tiến, Tiên Dược, Hồng Kỳ, Bắc Sơn, Phù Linh, Minh Phú, Minh Trí, Nam Sơn, Sóc Sơn

2.2 Huyện Ba Vì (10 xã): Ba Trại, Thuần Mỹ, Minh Quang, Khánh Thượng, Sơn Đà, Cẩm Lĩnh, Tản Lĩnh, Ba Vì, Yên Bài, Vân Hòa.

2.3 Huyện Mỹ Đức (09 xã): Hùng Tiến, Thượng Lâm, Hợp Thanh, An Tiến, Hồng Sơn, Hợp Tiến, An Phú, Tuy Lai, Hương Sơn.

2.4 Huyện Thạch Thất (04 xã): Thạch Hòa, Yên Bình, Tiến Xuân, Yên Trung.

2.5 Huyện Quốc Oai (03 xã): Phú Mãn, Hòa Thạch, Đông Xuân

2.6 Huyện Chương Mỹ (02 xã): Nam Phương Tiến, Thủy Xuân Tiên

2.7 Thị xã Sơn Tây (05 xã): Kim Sơn, Đường Lâm, Cổ Đông, Sơn Đông, Xuân Sơn.

(Tng số: 06 huyện, 01 thị xã và 43 xã, thị trấn)

3. Ban hành Bảng tra cấp dự báo cháy rừng trên địa bàn thành phố Hà Nội (Chi tiết tại các Phụ lục kèm theo)

Điều 2. Trách nhiệm của các cơ quan đơn vị:

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có trách nhiệm:

- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan và UBND huyện, thị xã có rừng hướng dẫn tổ chức triển khai thực hiện các nội dung của Quyết định này.

- Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành và UBND các huyện, thị xã có rừng, tiếp tục rà soát, chỉnh sửa, bổ sung các quy định trong công tác quản lý bảo vệ rừng và Phòng cháy chữa cháy rừng (PCCCR) phù hợp với thực tế.

- Đánh giá kết quả thực hiện Quyết định, tổng hợp các vướng mắc, khó khăn trong quá trình thực hiện để đề xuất UBND Thành phố điều chỉnh, bổ sung Quyết định.

- Chỉ đạo Chi cục Kiểm lâm:

+ Hàng năm xây dựng Kế hoạch triển khai trình Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phê duyệt.

+ Kiện toàn tổ chức lực lượng, phương tiện đthực hiện tốt công tác phòng cháy, chữa cháy rừng. Hàng năm tổ chức sơ kết, tổng kết quá trình triển khai thực hiện Quyết định.

+ Căn cứ chức năng nhiệm vụ, phối hợp với các phòng ban, đơn vị liên quan của UBND các huyện, thị xã hướng dẫn UBND các xã có rừng, các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân triển khai thực hiện Quyết định về công tác chuyên môn nghiệp vụ bảo vệ rừng và PCCCR.

+ Phối hợp với các đơn vị trực thuộc Công an Thành phố, UBND cấp huyện và các đơn vị chức năng xây dựng các chương trình, nội dung tuyên truyền về công tác PCCC rừng; tổ chức các lớp huấn luyện, bồi dưng nghiệp vụ PCCC&CNCH cho các lực lượng bảo vệ rừng và PCCC rừng; kiểm tra, hướng dẫn chủ rừng, UBND cấp xã có rừng xây dựng, tổ chức diễn tập phương án PCCC rừng; tổ chức kiểm tra định kỳ, đột xuất các điều kiện an toàn về PCCC rừng.

Điều 3. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 6080/QĐ-UBND ngày 25/12/2012 của UBND thành phố Hà Nội.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư; Giám đốc Công an Thành phố; Tư lệnh Bộ tư lệnh Thủ đô Hà Nội; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã: Ba Vì, Chương Mỹ, Mỹ Đức, Quốc Oai, Thạch Thất, Sóc Sơn, Sơn Tây; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Hà Nội và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- Thường trực: Thành ủy, HĐND Thành phố;
- Chủ tịch UBND Thành phố;
- PCT Nguyễn Mạnh Quyền;
- Cổng thông tin điện tử TP;
- VPUB: PCVP
V.T.Anh, KT, NC,ĐT;
- Lưu: V
T, KTLinh

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Mạnh Quyền

 

PHỤ LỤC

BẢNG TRA CẤP DỰ BÁO CHÁY RỪNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1676/QĐ-UBND ngày 09 tháng 4 năm 2021 của UBND thành phố Hà Nội)

Chỉ tiêu P theo dự báo

Nhóm trạng thái rng III

Nhóm trạng thái rng II

Nhóm trạng thái rừng I

P đã hiệu chỉnh

Cấp nguy cơ cháy

P đã hiệu chỉnh

Cấp nguy cơ cháy

P đã hiệu chỉnh

Cấp nguy cơ cháy

500

500

I

581

I

610

I

1.000

1.000

I

1.163

I

1.220

I

1.500

1.500

I

1.744

I

1.829

I

2.000

2.000

I

2.326

I

2.439

I

2.500

2.500

II

2.907

II

3.049

II

3.000

3.000

II

3.488

II

3.659

II

3.500

3.500

II

4.070

II

4.268

II

4.000

4.000

II

4.651

II

4.878

II

4.500

4.500

II

5.233

II

5.488

II

5.000

5.000

III

5.814

III

6.098

III

5.500

5.500

III

6.395

III

6.707

III

6.000

6.000

III

6.977

III

7.317

III

6.500

6.500

III

7.558

III

7.927

III

7.000

7.000

III

8.140

III

8.537

III

7.500

7.500

IV

8.721

IV

9.146

IV

8.000

8.000

IV

9.302

IV

9.756

IV

8.500

8.500

IV

9.884

IV

10.366

IV

9.000

9.000

IV

10.465

IV

10.976

IV

9.500

9.500

IV

11.047

IV

11.585

IV

10.000

10.000

V

11.628

V

12.195

V

10.500

10.500

V

12.209

V

12.805

V

11.000

11.000

V

12.791

V

13.415

V

11.500

11.500

V

13.372

V

14.024

V

12.000

12.000

V

13.953

V

14.634

V

(Ghi chú: Nhóm trạng thái rừng III bao gồm: rừng trung bình; Nhóm trạng thái rừng II bao gồm: rừng phục hồi, rừng nghèo; Nhóm trạng thái rừng I bao gồm: rừng trên núi đá, rừng keo tai tượng, rừng thông; P: là chỉ tiêu khí tượng tổng hợp Nesterop)