Hệ thống pháp luật

Nhặt được tài sản, không trả lại có bị truy cứu TNHS không?

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41704

Câu hỏi:

Chào anh chị! Mấy ngày trước chồng tôi có làm rơi chiếc ví trong đó có rất nhiều giấy tờ tuỳ thân, card visit và hơn 1 triệu tiền mặt. Hôm nay, có người đã gọi điện đến và nói nhặt được ví đó, đòi thêm 2 triệu thì mới trả lại. Chúng tôi có thoả thuận là cho họ toàn bộ hơn 1 triệu trong ví và xin họ trả lại giấy tờ nhưng họ không đồng ý. Chồng tôi có gợi ý trả họ thêm 1 triệu nhưng họ cũng không đồng ý, và đòi phải 2 triệu. Vậy cho tôi hỏi hành vi của người đó có vi phạm luật hay không? Chúng tôi có thể báo công an để lấy lại giấy tờ của mình không? Xin cảm ơn!

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Căn cứ Điều 230 Bộ luật dân sự 2015 quy định xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi như sau:

"Điều 230. Xác lập quyền sở hữu đối với tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên

1. Người phát hiện tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà biết được địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc trả lại tài sản cho người đó; nếu không biết địa chỉ của người đánh rơi hoặc bỏ quên thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã nơi gần nhất để thông báo công khai cho chủ sở hữu biết mà nhận lại.

Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc công an cấp xã đã nhận tài sản phải thông báo cho người đã giao nộp về kết quả xác định chủ sở hữu.

2. Sau 01 năm, kể từ ngày thông báo công khai về tài sản do người khác đánh rơi, bỏ quên mà không xác định được chủ sở hữu hoặc chủ sở hữu không đến nhận thì quyền sở hữu đối với tài sản này được xác định như sau:

b) Trường hợp tài sản bị đánh rơi, bị bỏ quên là tài sản thuộc di tích lịch sử – văn hóa theo quy định của Luật di sản văn hóa thì tài sản đó thuộc về Nhà nước; người nhặt được tài sản được hưởng một khoản tiền thưởng theo quy định của pháp luật."

Theo đó, đối với người nhặt được ví tiền phải có trách nhiệm thông báo cho chủ sở hữu, nếu không biết chủ sở hữu là ai thì phải thông báo hoặc giao nộp cho Ủy ban nhân dân xã, phường hoặc công an cơ sở gần nhất để các cơ quan có thẩm quyền tiến hành trả lại tài sản cho người bị đánh mất.

Theo như bạn trình bày, có người nhặt được ví của chồng bạn nhưng cố tình không trả lại, có hành vi đòi thêm tiền.

Đối với hành vi không trả lại ví sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 15 Nghị định 167/2013/NĐ-CP như sau:

“Điều 15. Vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác

[…]

2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:

b) Gây mất mát, hư hỏng hoặc làm thiệt hại tài sản của Nhà nước được giao trực tiếp quản lý;

c) Dùng thủ đoạn hoặc tạo ra hoàn cảnh để buộc người khác đưa tiền, tài sản;

d) Gian lận hoặc lừa đảo trong việc môi giới, hướng dẫn giới thiệu dịch vụ mua, bán nhà, đất hoặc các tài sản khác;

đ) Mua, bán, cất giữ hoặc sử dụng tài sản của người khác mà biết rõ tài sản đó do vi phạm pháp luật mà có;

e) Chiếm giữ trái phép tài sản của người khác.

[…]”.

Nhặt được ví không trả lại tiền bị xử lý thế nào?

Đối với hành vi đòi thêm tiền để lấy lại tài sản có thể sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự Tội cưỡng đoạt tài sản theo quy định tại Điều 135 Bộ luật Hình sự 1999 như sau:

“Điều 135. Tội cưỡng đoạt tài sản

1. Người nào  đe doạ sẽ dùng vũ lực hoặc có thủ đoạn khác uy hiếp tinh thần người khác nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười  năm:

a) Có tổ chức;

b) Có tính chất chuyên nghiệp;

c) Tái phạm nguy hiểm;

Tội cưỡng đoạt tài sản

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”

Để đảm bảo quyền lợi cho gia đình bạn, gia đình bạn có thể làm đơn tường trình gửi tới Cơ quan công an cấp xã nơi người nhặt được tiền đang cư trú. Nếu bạn không biết nơi người này đang cư trú thì bạn có thể làm đơn gửi tới cơ quan công an cấp xã nơi bạn đang cư trú để yêu cầu giải quyết.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM