Hệ thống pháp luật

Chương 6 Nghị định 311-VP/NgĐ năm 1958 về thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với vận tải quốc doanh do Tổng giám đồc Ngân Hàng Quốc Gia ban hành.

Chương 6:

TRẬT TỰ KẾ TOÁN VÀ TRÍCH CHUYỂN SỐ TIỀN THU

Mục A – VẬN TẢI ĐƯỜNG SẮT

Điều 47.Hàng ngày, các quỹ thuộc quốc doanh vận tải đường sắt phải nộp khoản thu ngày hôm trước bằng tiền trừ mức tiền mặt được giữ tại quỹ theo chế độ quản lý tiền mặt và bằng séc vào các cơ quan Ngân hàng quốc gia (Chi nhánh, Chi điếm, Phòng doanh nghiệp, Phòng thu Ngân hàng quốc gia) giữ tài khoản tiền gửi của mình.

Riêng các ga nhỏ, ở xa các cơ quan Ngân hàng thì hàng ngày chuyển mọi khoản thu ngày hôm trước (bằng tiền mặt) theo chuyến tàu đầu tiên trong ngày về thẳng quốc doanh vận tải đường sắt.

Điều 48.Trưởng Ga có thể trích ở số tiền mặt thu được hàng ngày để chi về các việc sau đây:

- Trả lại khách hàng tiền vé tàu không sử dụng hoặc tiền cước phí trả thừa.

- Trả khách hàng các khoản tiền phạt do lỗi của Nhà ga, do thể lệ của đường sắt đã quy định.

- Đền cho khách hàng về hành lý mất mát hoặc hư hỏng do lỗi của Nhà ga.

- Trả tiền thuê lao động và mua vật liệu để ứng phó với tai nạn bất ngờ.

- Tổng Cục đường sắt có thể thỏa thuận với Ngân hàng quy định cho một số ga nhất định, ở hẻo lánh, xa Ngân hàng, về cuối tháng có thể giữ lại một số tiền theo mức Tổng Cục đường sắt đã ấn định để chi trả lương cho công nhân viên đầu tháng sau.

Hàng tháng, khi nộp tiền, các Trưởng Ga ở những địa phương có cơ quan Ngân hàng phải đồng thời báo Ngân hàng biết số tiền đã tọa chi trong ngày hôm trước theo những khoản đã quy định ở trên.

Điều 49.Để kế toán số tiền thu ở các ga, các cơ quan Ngân hàng quốc gia ở mỗi địa phương:

- Mở cho các ga trong tỉnh một tài khoản tiền gửi để nhận vào tất cả số thu hàng ngày của ga. Các Trưởng ga không được rút tiền ở tài khoản nay để chi.

- Sở Doanh nghiệp của Ngân hàng quốc gia Việt Nam Trung ương mở cho Tổng cục đường sắt một tài khoản thanh toán để hạch toán một khoản thu chi của Tổng cục đường sắt về vốn luân chuyển. Các khoản thu của các Ga do các Chi nhánh Ngân hàng tỉnh chuyển về cũng ghi vào tài khoản này.

Điều 50.Các Chi nhánh Ngân hàng chuyển số dư tài khoản đó về Sở Doanh nghiệp mỗi ngày một lần để hành ngày ghi vào tài khoản thanh toán của Tổng cục đường sắt. Các cơ quan vận tải đường sắt phải chịu thủ tục phí chuyển tiền.

Nếu các ngày trên là những ngày không lao động thì sẽ chuyển vào ngày lao động kế tiếp.

Điều 51.Lợi suất tiền gửi trong tài khoản thanh toán của Tổng cục đường sắt được Ngân hàng quốc gia Việt Nam tính 06 tháng một lần vào cuối tháng 06 và tháng 12.

Mục B – VẬN TẢI THỦY (đường biển và đường sông) VÀ VẬT TẢI Ô TÔ

Điều 52.Các số thu bằng tiền mặt và bằng séc nhập ngày hôm trước vào các quỹ của Cục Vận tải Thủy và các hải cảng, bến phà, của Sở quốc doanh vận tải ô tô, các Chi nhánh và Trạm vận tải ô tô, phải nộp ngày hôm sau vào các cơ quan Ngân hàng quốc gia trừ mức tiền mặt được giữ tại quỹ theo chế độ quản lý tiền mặt.

Đối với các cơ sở ở xa cơ quan Ngân hàng quốc gia, sẽ tùy theo điều kiện địa phương mà ấn định thời gian nộp tiền sau khi có sự thỏa thuận giữa cơ quan vận tải và Ngân hàng.

Nếu gặp những ngày không lao động thì nộp vào Ngân hàng trong ngày lao động kế tiếp.

Nghị định 311-VP/NgĐ năm 1958 về thể lệ và biện pháp cho vay ngắn hạn đối với vận tải quốc doanh do Tổng giám đồc Ngân Hàng Quốc Gia ban hành.

  • Số hiệu: 311-VP/NgĐ
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 22/11/1958
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Lê Viết Lượng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 42
  • Ngày hiệu lực: 22/11/1958
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH