Hệ thống pháp luật

Điều 67 Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

Điều 67. Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của cơ quan Thanh tra Tư pháp

1. Thanh tra viên Tư pháp đang thi hành công vụ có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 300.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 500.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;

c) Ngoài thẩm quyền quy định tại Điểm a và Điểm b Khoản này, thanh tra viên Bộ Tư pháp có quyền phạt tiền đến 400.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu quy định tại Chương V của Nghị định này.

2. Chánh Thanh tra Sở Tư pháp, Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Sở Tư pháp có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 25.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;

c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại Chương II; Mục 1, Mục 2, Điều 39, Điều 40, Mục 4, Mục 5 Chương III; Chương IV của Nghị định này.

3. Trưởng đoàn thanh tra chuyên ngành Bộ Tư pháp có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 21.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 28.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự; đến 35.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;

c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Chương II, III và IV của Nghị định này.

4. Chánh Thanh tra Bộ Tư pháp có quyền:

a) Phạt cảnh cáo;

b) Phạt tiền đến 30.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình; đến 40.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực thi hành án dân sự; đến 50.000.000 đồng đối với hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp;

c) Tước quyền sử dụng giấy đăng ký hoạt động, giấy phép, chứng chỉ hành nghề, giấy đăng ký hành nghề, thẻ tư vấn viên pháp luật, thẻ công chứng viên, thẻ cộng tác viên trợ giúp pháp lý, giấy đăng ký tham gia trợ giúp pháp lý, thẻ báo cáo viên pháp luật các cấp có thời hạn;

d) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại các Chương II, III, IV và V của Nghị định này.

Nghị định 110/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp, hành chính tư pháp, hôn nhân và gia đình, thi hành án dân sự, phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã

  • Số hiệu: 110/2013/NĐ-CP
  • Loại văn bản: Nghị định
  • Ngày ban hành: 24/09/2013
  • Nơi ban hành: Quốc hội
  • Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Từ số 643 đến số 644
  • Ngày hiệu lực: 11/11/2013
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
MỤC LỤC VĂN BẢN
HIỂN THỊ DANH SÁCH