Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 90/KH-UBND

Hà Nội, ngày 30 tháng 05 năm 2013

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI VỀ “PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ”

Thực hiện Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 25/04/2013 của Thành ủy Hà Nội về thực hiện Nghị quyết số 20-NQ-TW của Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khóa XI) về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”; UBND Thành phố Hà Nội xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 25/04/2013 của Thành ủy Hà Nội như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động đối với toàn thể cán bộ, công chức, viên chức, người lao động Thành phố và tổ chức thực hiện có hiệu quả Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 25/04/2013 của Thành ủy Hà Nội.

- Nắm vững chủ trương, giải pháp Chương trình hành động của Thành ủy, Kế hoạch thực hiện của UBND Thành phố về phát triển khoa học và công nghệ, tạo bước phát triển về lực lượng sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa Thủ đô.

2. Yêu cầu

- Quán triệt phương hướng, mục tiêu, yêu cầu và nhiệm vụ trọng tâm Chương trình hành động số 22-CTr/TU ngày 25/04/2013 của Thành ủy Hà Nội đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, đáp ứng các yêu cầu phát triển kinh tế xã hội Thủ đô. Đến năm 2020, Hà Nội là trung tâm phát triển công nghệ cao với tiềm lực khoa học và công nghệ, năng lực nghiên cứu, phát minh, sáng chế, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và có uy tín trong khu vực.

- Các cấp, các ngành từ Thành phố tới cơ sở căn cứ Chương trình trình hành động của Thành ủy, Kế hoạch thực hiện của UBND Thành phố, tình hình thực tiễn của đơn vị để vận dụng, xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể của đơn vị và phối hợp thực hiện những nhiệm vụ có liên quan đến nhiều đơn vị. Xác định rõ nhiệm vụ trọng tâm, phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm chỉ đạo, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện Chương trình.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Tổ chức nghiên cứu, học tập, quán triệt và chỉ đạo triển khai thực hiện sâu rộng, có hiệu quả Nghị quyết của Trung ương và Chương trình hành động của Thành ủy

a) Tổ chức học tập, quán triệt và nâng cao nhận thức cho cán bộ, công chức, viên chức, đảng viên, đội ngũ trí thức, nhà khoa học nắm vững chủ trương, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực then chốt, phát triển bền vững kinh tế - xã hội. Gắn việc học tập, quán triệt Chương trình hành động của Thành ủy với các nội dung liên quan của Luật Thủ đô, Luật khoa học và công nghệ và Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của Thành phố. Đến năm 2020, Hà Nội là trung tâm phát triển công nghệ cao với tiềm lực khoa học và công nghệ, năng lực nghiên cứu, phát minh, sáng chế, ứng dụng và chuyển giao công nghệ hàng đầu của cả nước và có uy tín trong khu vực.

b) Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị về vai trò của khoa học và công nghệ trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô. Xác định phát triển khoa học và công nghệ là một nhiệm vụ trọng tâm, nội dung lãnh đạo quan trọng của người đứng đầu tổ chức, đơn vị. Gắn các mục tiêu, nhiệm vụ khoa học và công nghệ với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của từng ngành và từng cấp; ứng dụng và phát triển khoa học và công nghệ là một nội dung của kế hoạch phát triển ngành và địa phương.

c) Các cấp, các ngành, UBND quận huyện, thị xã căn cứ Chương trình hành động của Thành ủy, Kế hoạch thực hiện của UBND Thành phố, thực tiễn của đơn vị để xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện cụ thể của đơn vị và phối hợp thực hiện. Phân công tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm chỉ đạo, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức thực hiện.

2. Xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với đặc thù của Thủ đô tạo nguồn lực quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô

a) Tiếp tục đổi mới cơ chế xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách đối với hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với đặc thù của lĩnh vực khoa học và công nghệ và nhu cầu phát triển của Thủ đô.

b) Xây dựng và thực hiện cơ chế “đặt hàng” của lãnh đạo Thành phố, các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã và doanh nghiệp đối với các nhà khoa học.

c) Xây dựng cơ chế giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho cá nhân nhà khoa học theo hình thức “khoán trọn gói”, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở hợp đồng nghiên cứu đã ký kết.

d) Nghiên cứu thí điểm việc tài trợ cho các tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện các đề tài nghiên cứu theo từng khâu và có thể mua bán, chuyển nhượng các đề tài đã được nghiệm thu theo giá thỏa thuận đối với tổ chức và cá nhân.

đ) Thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Thành phố Hà Nội. Khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ gắn hoạt động sản xuất, kinh doanh với nghiên cứu.

e) Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại; hỗ trợ nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao, mua thiết kế, thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài thuộc các lĩnh vực ưu tiên, doanh nghiệp mua công nghệ từ các viên nghiên cứu, trường đại học trong nước.

g) Thực hiện cơ chế đầu tư đặc biệt để triển khai thực hiện một số dự án khoa học và công nghệ quy mô lớn, có tác động mạnh mẽ đến năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm quốc gia và sản phẩm chủ lực của Thành phố.

h) Xây dựng chính sách ưu đãi về vốn vay, đất đai, cơ sở hạ tầng để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ ứng dụng vào sản xuất kinh doanh tạo ra các sản phẩm công nghệ.

i) Hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài vào làm việc tại các tổ chức khoa học và công nghệ của Thành phố; kêu gọi Việt kiều chuyển giao công nghệ về nước. Có chính sách trọng dụng, đãi ngộ đối với nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao ở trong nước và thuê chuyên gia nước ngoài về làm “Tổng công trình sư” chủ trì các hướng nghiên cứu và các công trình trọng điểm. Sử dụng các chuyên gia, nhà khoa học đã nghỉ hưu, hình thành các tập thể khoa học giỏi.

3. Đổi mới tư duy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiêu quả công tác quản lý nhà nước, chất lượng nguồn nhân lực và năng lực bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô

a) Đổi mới tổ chức và cơ chế hoạt động của bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ, phân định rõ nhiệm vụ quản lý nhà nước với thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ.

b) Hoàn tất quá trình chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, hướng vào thị trường.

c) Xây dựng cơ chế giao quyền sở hữu các kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước cho cơ quan chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ; thực hiện cơ chế phân chia hợp lý lợi ích giữa Nhà nước, cơ quan chủ trì và tác giả.

d) Xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đồng bộ, gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

đ) Thực hiện chính sách xã hội hóa đào tạo cán bộ khoa học và công nghệ ở trong nước và ngoài nước.

4. Phát triển thị trường khoa học và công nghệ

a) Hoàn thiện cơ sở pháp lý cho hoạt động của thị trường khoa học và công nghệ hình thành cơ chế thông thoáng cho sự phát triển các yếu tố và hạ tầng của thị trường công nghệ cả 3 khâu: ươm tạo công nghệ; nhập khẩu giải mã, làm chủ công nghệ và chuyển giao công nghệ.

b) Thể chế hóa các giao dịch trong thị trường khoa học và công nghệ, đẩy mạnh thương mại hóa sản phẩm khoa học và công nghệ. Ban hành các quy định về tiêu chuẩn chất lượng, an toàn của sản phẩm khoa học và công nghệ trước khi ứng dụng vào thực tiễn. Xây dựng cơ chế khuyến khích, hỗ trợ việc hình thành và phát triển các tổ chức tư vấn, môi giới, dịch vụ chuyển giao công nghệ, chợ thiết bị và công nghệ.

c) Xây dựng chính sách ưu đãi về thuế, đất đai để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ ứng dụng vào sản xuất kinh doanh tạo ra các sản phẩm công nghệ có sức cạnh tranh cao. Tăng cường gắn kết giữa hoạt động nghiên cứu khoa học với sản xuất, kinh doanh.

5. Tăng cường mở rộng liên kết, hợp tác phát triển, hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ

a) Xây dựng cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu ở Trung ương với các đơn vị của Hà Nội, các địa phương trong nước với Hà Nội để huy động các nguồn lực cho phát triển và hỗ trợ hợp tác cùng phát triển.

b) Xây dựng chính sách ưu đãi để thu hút trí thức có trình độ cao trong nước và Việt kiều ở nước ngoài chuyển giao công nghệ, tư vấn hoặc về làm việc tại Thành phố, ưu tiên cho các lĩnh vực công nghệ cao như công nghệ thông tin, điện tử, công nghệ sinh học, vật liệu mới.

c) Xây dựng Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô. Tranh thủ tối đa các kênh chuyển giao và thu hút công nghệ hiện đại, đầu tư trực tiếp từ nước ngoài.

IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Khoa học và Công nghệ

Là cơ quan thường trực, chủ trì phối hợp với các Sở, Ngành, đơn vị liên quan xây dựng các cơ chế, chính sách trình UBND Thành phố ban hành và tổ chức thực hiện các nội dung sau:

- Xây dựng và hoàn thiện các cơ chế quản lý chính sách quản lý hoạt động khoa học và công nghệ.

- Xây dựng cơ chế giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho cá nhân nhà khoa học theo hình thức “khoán trọn gói”, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở hợp đồng nghiên cứu đã ký kết. Nghiên cứu việc tài trợ cho các tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện các đề tài theo từng khâu, từng việc và có thể mua bán, chuyển nhượng các đề tài đã được nghiệm thu theo giá thỏa thuận.

- Đẩy mạnh công tác “đặt hàng” của lãnh đạo Thành phố, các Sở, ngành, quận, huyện, thị xã và doanh nghiệp đối với các nhà khoa học.

- Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ theo hướng ứng dụng công nghệ mới, công nghệ hiện đại. Cơ chế liên kết giữa đào tạo - nghiên cứu - sản xuất, kinh doanh. Xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đồng bộ, cơ cấu hợp lý, gắn kết quy hoạch với chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô. Hoàn thành và đưa vào sử dụng có hiệu quả các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ.

- Xây dựng cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu ở Trung ương, các địa phương trong nước với Hà Nội để huy động các nguồn lực cho sự phát triển.

- Xây dựng Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô. Tranh thủ việc chuyển giao và thu hút công nghệ hiện đại từ nước ngoài, đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Thành phố Hà Nội trình UBND Thành phố phê duyệt. Khuyến khích doanh nghiệp thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ gắn hoạt động sản xuất, kinh doanh với nghiên cứu.

- Đề xuất cơ cấu phân bổ ngân sách nhà nước dành cho khoa học và công nghệ làm căn cứ xây dựng kế hoạch ngân sách hàng năm.

- Tổ chức thực hiện, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện và định kỳ báo cáo UBND Thành phố; tổ chức sơ kết 5 năm và tổng kết vào năm 2020.

- Thường xuyên đôn đốc các đơn vị báo cáo kết quả thực hiện Kế hoạch của UBND Thành phố, tổng hợp báo cáo UBND Thành phố.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Tổng hợp các nguồn vốn đầu tư đảm bảo cấp đủ kinh phí cho các kế hoạch, đề án, dự án thuộc Chương trình. Xây dựng kế hoạch nguồn vốn đầu tư thực hiện chương trình từng năm và cả giai đoạn.

- Theo dõi, lập kế hoạch, đề án, dự án đầu tư phục vụ phát triển khoa học và công nghệ. Hướng dẫn, kiểm tra việc lập và phê duyệt đề án, dự án theo kế hoạch thực hiện chương trình của Thành phố.

- Huy động các nguồn lực tài trợ trong và ngoài nước cho phát triển khoa học và công nghệ, kinh phí cho đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hiện đại.

- Xây dựng Đề án đổi mới cơ chế xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách phù hợp với đặc thù của lĩnh vực khoa học và công nghệ và nhu cầu phát triển của Thủ đô.

3. Sở Tài chính

- Bố trí kế hoạch ngân sách hàng năm, hướng dẫn lập dự toán thực hiện đề án, dự án phát triển khoa học và công nghệ và kinh phí hoạt động của Ban chỉ đạo Chương trình. Hướng dẫn kịp thời các cơ chế chính sách, chế độ quản lý tài chính đối với các đề án, dự án thuộc chương trình.

- Xây dựng chính sách ưu đãi về thuế, đất đai để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ ứng dụng vào sản xuất kinh doanh tạo ra các sản phẩm công nghệ có sức cạnh tranh cao.

4. Sở Ngoại vụ

Tổ chức vận động tài trợ cho các dự án phát triển khoa học và công nghệ; triển khai thực hiện các chương trình hợp tác về khoa học và công nghệ; thu hút trí thức Việt kiều, chuyên gia nước ngoài tham gia vào các hoạt động khoa học và công nghệ của thành phố.

5. Sở Nội vụ

- Xây dựng và hoàn thiện chính sách đào tạo, bồi dưỡng, thu hút nhân tài, coi trọng việc tạo môi trường, điều kiện làm việc và chính sách đãi ngộ, kêu gọi Việt kiều chuyển giao công nghệ về nước. Có chính sách trọng dụng, đãi ngộ đối với nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao ở trong nước và thuê chuyên gia nước ngoài về làm “Tổng công trình sư” chủ trì các hướng nghiên cứu và các công trình trọng điểm.

- Xây dựng chính sách thu hút tài năng trẻ vào làm việc tại các tổ chức khoa học và công nghệ của Thành phố; sử dụng các chuyên gia, nhà khoa học đã nghỉ hưu, hình thành các tập thể khoa học giỏi.

- Hoàn tất quá trình chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, hướng vào thị trường.

6. Các Sở, ban, ngành Thành phố, UBND các quận, huyện, thị xã

- Cụ thể hóa nhiệm vụ, giải pháp phát triển khoa học và công nghệ của Chương trình hành động của Thành ủy, Kế hoạch thực hiện của UBND Thành phố vào kế hoạch hàng năm của đơn vị, địa phương.

- Xây dựng kế hoạch “đặt hàng” nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ và chỉ đạo thực hiện kế hoạch ứng dụng khoa học và công nghệ của đơn vị, địa phương.

- Xây dựng đề án, kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện Chương trình của Thành ủy, Kế hoạch của UBND thành phố tới các đơn vị; Phát huy vai trò của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể ở địa phương, tăng cường phối hợp giữa các cấp, các ngành trong triển khai thực hiện kế hoạch.

7. Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Hà Nội

Tổ chức huy động đội ngũ trí thức tham gia các hoạt động khoa học và công nghệ của Thành phố; đẩy mạnh công tác thông tin truyền bá kiến thức khoa học và công nghệ; tăng cường hoạt động tư vấn, phản biện, giám định xã hội đối với các chương trinh, dự án phát triển khoa học và công nghệ của Thành phố.

8. Đề nghị Ủy ban MTTQ Thành phố và các tổ chức chính trị - xã hội

Theo chức năng, quyền chủ động, tích cực tham gia thực hiện, tuyên truyền, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Chương trình hành dộng của Thành ủy, Kế hoạch của UBND Thành phố.

9. Các cơ quan báo đài của Thành ph

Xây dựng chuyên trang, chuyên mục và chương trình, dành thời lượng tuyên truyền nâng cao nhận thức, tạo diễn đàn trao đổi, đóng góp ý kiến thực hiện Chương trình hành động của Thành ủy và kế hoạch của UBND Thành phố về “Phát triển khoa học và công nghệ phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế”.

10. Đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy

Chỉ đạo Ban Tuyên giáo các quận, huyện, thị xã; chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan báo chí của Hà Nội tuyên truyền các nội dung Nghị quyết, Chương trình hành động của Ban Thường vụ Thành ủy, kế hoạch của UBND Thành phố, các nội dung liên quan của Luật Thủ đô, Luật khoa học và công nghệ, Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ của Thành phố đến năm 2020, đưa khoa học và công nghệ thực sự trở thành động lực then chốt, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô.

11. Đề nghị các Ban Đảng Thành ủy

Phối hợp với Ban Tuyên giáo Thành ủy hướng dẫn các tổ chức cơ sở Đảng tổ chức phổ biến, quán triệt nội dung Nghị quyết, Chương trình hành động của Thành ủy, Kế hoạch thực hiện của UBND Thành phố đến đông đảo cán bộ, đảng viên, chỉ đạo xây dựng kế hoạch thực hiện.

Ủy ban nhân dân Thành phố đề nghị Ban Tuyên giáo Thành ủy, các Ban Đảng Thành ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể; yêu cầu các Sở, ban, ngành, quận, huyện, thị xã thực hiện tốt kế hoạch này, định kỳ báo cáo kết quả thực hiện với UBND Thành phố (qua Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp báo cáo Thành ủy, UBND Thành phố)./.

 

 

Nơi nhận:
- Đ/c Bí thư Thành ủy; (để b/c)
- Thường trực Thành ủy; (để b/c)
- Thường trực HĐND TP; (để b/c)
- Đ/c Chủ tịch UBND TP; (để b/c)
- Các đ/c PCT UBND TP; (để b/c)
- Ủy ban MTTQ TP; (để b/c)
- Các Ban Đảng Thành ủy;
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể TP;
- Quận ủy, UBND các quận, huyện, thị xã;
- Các cơ quan báo, đài HN;
- VP: TU, HĐND TP, đoàn ĐBQHHN;
- CVP; các PVP;
- Phòng: CV, VC, TH;
- Lưu VT, VXnx.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Thị Bích Ngọc

 

CÁC ĐỀ ÁN, DỰ ÁN VÀ NHIỆM VỤ TRIỂN KHAI KẾ HOẠCH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “PHÁT TRIỂN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA TRONG ĐIỀU KIỆN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG ĐỊNH HƯỚNG XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VÀ HỘI NHẬP QUỐC TẾ”

(Ban hành kèm theo Kế hoạch số 90/KH-UBND ngày 30/05/2013 của UBND Thành phố)

Stt

Nội dung nhiệm vụ

Đơn vị chủ trì thực hiện

Đơn vị phối hợp

Tiến độ

I

Tổ chức quán triệt, nâng cao nhận thức và hành động trong triển khai thực hiện Nghị quyết.

1

Tổ chức học tập, quán triệt và nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và các tầng lớp nhân dân, cán bộ, đảng viên về trách nhiệm và hành động của nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ trong tình hình mới.

Ban Tuyên giáo Thành ủy

Các sở, ban, ngành, đoàn thể và các Ban Đảng của Thành ủy

Năm 2013 - 2020

II

Xây dựng và hoàn thiện chính sách phát triển khoa học và công nghệ phù hợp với đặc thù của Thủ đô nhằm tạo nguồn lực quan trọng để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.

2

Đề án đổi mới cơ chế xây dựng kế hoạch và dự toán ngân sách đối với hoạt động khoa học và công nghệ phù hợp với đặc thù của lĩnh vực khoa học và công nghệ và nhu cầu phát triển của Thủ đô.

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài chính, Nội vụ, Tư pháp

Năm 2014 - 2015

3

Đề án đổi mới cơ chế quản lý tài chính về khoa học và công nghệ.

Sở Tài chính

Sở Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư

Năm 2014 - 2015

4

Tiếp tục đẩy mạnh công tác “đặt hàng” của lãnh đạo thành phố, các sở, ngành, quận, huyện và doanh nghiệp đối với các nhà khoa học.

Văn phòng UBND thành phố

Sở Khoa học và Công nghệ, các Sở, ngành, quận, huyện, doanh nghiệp và trường, viên nghiên cứu

Năm 2013­ - 2020

5

Đề án xây dụng cơ chế giao nhiệm vụ nghiên cứu khoa học cho cá nhân nhà khoa học theo hình thức “khoán trọn gói”, tự chịu trách nhiệm trên cơ sở hợp đồng nghiên cứu đã ký kết.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư

Năm 2015 - 2016

6

Nghiên cứu thí điểm việc tài trợ cho các tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện các đề tài nghiên cứu theo từng khâu, từng việc và có thể mua bán, chuyển nhượng các đề tài đã được nghiệm thu theo giá thỏa thuận đối với tổ chức và cá nhân.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư

Năm 2015 - 2016

7

Thành lập Quỹ phát triển khoa học và công nghệ của Thành phố Hà Nội.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nội vụ, Tài chính

Năm 2013

8

Xây dựng chính sách ưu đãi về thuế, đất đai để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư nghiên cứu phát triển công nghệ ứng dụng vào sản xuất kinh doanh tạo ra các sản phẩm công nghệ có sức cạnh tranh cao

Sở Tài chính

Sở Khoa học và Công nghệ, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường

 

9

Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, hỗ trợ nhập khẩu công nghệ nguồn, công nghệ cao, mua thiết kế, thuê chuyên gia trong nước và nước ngoài thuộc các lĩnh vực ưu tiên.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính và các Sở, ngành liên quan

Năm 2014

10

Đề án nghiên cứu xây dựng cơ chế liên kết giữa đào tạo - nghiên cứu - sản xuất, kinh doanh

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Viện nghiên cứu kinh tế, xã hội

Năm 2016

11

Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích đào tạo, bồi dưỡng, thu hút, sử dụng nguồn nhân lực khoa học và công nghệ có trình độ cao ở trong nước, Việt kiều và chuyên gia nước ngoài về làm “Tổng công trình sư” chủ trì các hướng nghiên cứu và các công trình trọng điểm.

Sở Nội vụ

Sở Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp, Lao động Thương binh và Xã hội

Năm 2014

12

Xây dựng chính sách thu hút tài năng trẻ vào làm việc tại các tổ chức khoa học và công nghệ của Thành phố; sử dụng các chuyên gia, nhà khoa học đã nghỉ hưu, hình thành các tập thể khoa học giỏi.

Sở Nội vụ

Sở Khoa học và Công nghệ, Nội vụ, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp

Năm 2014

III

Đổi mới tư duy, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước, chất lượng nguồn nhân lực và năng lực bộ máy quản lý nhà nước về khoa học và công nghệ.

13

Hoàn tất quá trình chuyển đổi các tổ chức khoa học và công nghệ công lập sang hoạt động theo cơ chế tự chủ, hướng vào thị trường.

Sở Nội vụ

Sở Tư pháp, Khoa học và Công nghệ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành, quận, huyện

Năm 2015

14

Đề án xây dựng quy hoạch nguồn nhân lực khoa học và công nghệ đồng bộ, cơ cấu hợp lý và gắn kết chặt chẽ với quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của Thủ đô.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Tư pháp, Nội vụ, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư và các sở, ngành, quận, huyện

Năm 2016

15

Triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khoa học và công nghệ.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Xây dựng, Quy hoạch Kiến trúc và các quận, huyện, thị xã

Năm 2013 -2020

IV

Tăng cường hợp tác về khoa học và công nghệ

16

Đề án xây dựng cơ chế phối hợp giữa doanh nghiệp, trường đại học, viện nghiên cứu ở Trung ương với các đơn vị của Hà Nội, giữa các địa phương trong cả nước với Hà Nội để huy động các nguồn lực cho phát triển và hỗ trợ cùng phát triển trên cơ sở vừa hỗ trợ hợp tác, vừa cạnh tranh lành mạnh.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nội vụ, Ngoại vụ, Kế hoạch Đầu tư, Viện nghiên cứu kinh tế xã hội, Công thương

Năm 2015

17

Đề án hội nhập quốc tế về khoa học và công nghệ trong giai đoạn đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa Thủ đô.

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Ngoại vụ, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính

Năm 2014