Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH SƠN LA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 193/KH-UBND

Sơn La, ngày 05 tháng 10 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH 217-KH/TU NGÀY 17/7/2020 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN CHỈ THỊ 42-CT/TW NGÀY 24/3/2020 CỦA BAN BÍ THƯ TRUNG ƯƠNG ĐẢNG ĐỐI VỚI CÔNG TÁC PHÒNG NGỪA, ỨNG PHÓ, KHẮC PHỤC HẬU QUẢ THIÊN TAI VÀ QUYẾT ĐỊNH SỐ 987/QĐ-TTG NGÀY 09/7/2020 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 42-CT/TW

Thực hiện Kế hoạch 217-KH/TU ngày 17/7/2020 của Ban thường vụ Tỉnh ủy thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW (Kế hoạch 217-KH/TU); Quyết định số 987/QĐ-TTg ngày 09/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW (Quyết định số 987/QĐ-TTg). Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Tổ chức quán triệt và thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Chỉ thị 42-CT/TW; Quyết định số 987/QĐ-TTg; Kế hoạch 217-KH/TU.

- Phát huy sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, hiệu quả hoạt động của các tổ chức chính trị - xã hội, doanh nghiệp, người dân đối với công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Tạo chuyển biến mạnh mẽ, thống nhất về nhận thức và hành động, nhất là trách nhiệm người đứng đầu các cấp, các ngành trong hệ thng chính trị nhằm giảm tối đa thiệt hại về người, tài sản do thiên tai gây ra.

- Huy động nguồn lực để thực hiện hiệu quả công tác phòng ngừa, giảm nhẹ rủi ro thiên tai, thích ứng với biến đi khí hậu.

2. Yêu cầu

- Các sở, ban, ngành và chính quyền các cấp phối hợp chặt chẽ với cấp ủy cùng cấp để tổ chức nghiên cứu, quán triệt sâu rộng nội dung Chỉ thị 42-CT/TW; Quyết định số 987/QĐ-TTg; Kế hoạch 217-KH/TU.

- Việc triển khai thực hiện Chỉ thị 42-CT/TW; Quyết định số 987/QĐ-TTg; Kế hoạch 217-KH/TU phi gắn liền với việc tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, chiến lược, chương trình, kế hoạch, dự án, đề án của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, của tỉnh về phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021-2025.

- Xây dựng các chương trình, kế hoạch, đề án, dự án và tổ chức triển khai thực hiện hàng năm và cả giai đoạn 2021-2025 phải thực hiện lồng ghép phòng chng thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm và cả giai đoạn 2021-2025; bố trí nguồn lực thích đáng để triển khai thực hiện có hiệu quả, dứt điểm các nhiệm vụ đã đề ra. Ưu tiên nguồn lực thực hiện các nội dung nâng cao nhận thức, năng lực phòng chống thiên tai và dự báo, cảnh báo thiên tai.

- Căn cứ nội dung nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có trách nhiệm xây dựng kế hoạch cụ thể, tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp đồng bộ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, phù hợp đặc điểm tình hình nhiệm vụ chính trị và hoạt động thực tiễn của các cơ quan, đơn vị, xác định công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu là nhiệm vụ trọng tâm được thực hiện thường xuyên, liên tục.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

Trên cơ sở mục tiêu, nhiệm vụ, gii pháp được đề ra trong Chỉ thị của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Quyết định của Thủ tướng Chính phủ; Kế hoạch của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh giao nhiệm vụ cho các sở, ban ngành, Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố triển khai thực hiện như sau:

1. Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Xây dựng kế hoạch tập huấn, tuyên truyền hàng năm về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, đặc biệt là tuyên truyền về ổn định sắp xếp dân cư, an toàn xã hội trong trường hợp thiên tai khẩn cấp xảy ra; biên tập, xây dựng các tài liệu giáo dục, stay, tờ rơi, phóng sự,... phù hợp với từng nhóm đối tượng, đặc điểm thiên tai, văn hóa xã hội, dân cư từng địa phương; phổ biến nhân rộng cách làm hay, chia sẻ rộng rãi đến các tầng lớp nhân dân.

1.2. Các sở, ban ngành, chính quyền các cấp, phối hợp chặt chẽ với các tổ chức đảng và cấp ủy cùng cấp, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục về chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước liên quan đến phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai; quán triệt sâu sắc quan điểm chủ động phòng ngừa là chính, kết hợp với các biện pháp thích ứng phù hợp, tôn trọng quy luật tự nhiên, thay đổi tư duy phát triển, bảo đảm phát triển bền vững. Xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai và tổ chức triển khai thực hiện hàng năm và cho cả giai đoạn 2021-2025 đạt hiệu quả.

1.3. Sở Thông tin và Truyền thông: Xây dựng Kế hoạch tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu; đổi mới về phương pháp, hình thức tuyên truyền, chú trọng mạng xã hội. Chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan thông tấn, báo chí, phát thanh, truyền hình, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến sâu rộng các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về phòng ngừa, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai nhất là ở cấp xã và t, bản, tiu khu.

1.4. Các sở, ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện: Chỉ đạo cơ quan chuyên môn xây dựng kế hoạch tuyên truyền và triển khai thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao nhận thức cho cơ quan, đơn vị, chính quyền các cấp, người dân và cộng đồng trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo vệ môi trường. Các hoạt động tuyên truyền cần được tổ chức với nhiu hình thức đa dạng, đng bộ, phù hợp với từng đối tượng. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong tuyên truyền nhằm truyền tải thông tin tới người dân, nhất là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiu sđảm bảo nhanh chóng, kịp thời thời chính xác.

2. Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách

2.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành tỉnh, chính quyền các cấp; Chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách phù hợp với điều kiện thực tế của tỉnh để tăng cường công tác chỉ huy, chỉ đạo, điều hành phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Các cơ chế, chính sách về phòng, chống thiên tai phải đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với các văn bản của Chính phủ, các Bộ, ngành Trung ương đtạo môi trường pháp lý đầy đủ, khả thi, thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

2.2. Các sở, ban ngành tỉnh: Căn cứ chức năng nhiệm vụ được giao chủ động rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, các cơ chế, chính sách theo hướng khắc phục các chồng chéo, xung đột, đảm bảo tính thống nhất, phù hợp với công tác phòng nga, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai của tỉnh.

3. Nâng cao vai trò, năng lực quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai

3.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với sở Nội vụ, Ủy ban nhân dân cấp huyện, các đơn vị liên quan: Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về phòng, chống thiên tai; kiện toàn tổ chức, đào tạo, tập hun bộ máy phòng, chống thiên tai cấp huyện, cấp xã đảm bảo chuyên nghiệp, hiệu lực, hiệu quả; đến năm 2025, mỗi huyện, thành phố có 01 cán bộ chuyên trách làm công tác phòng chống thiên tai trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy tổ chức hiện có không tăng thêm đầu mối và biên chế của tỉnh; 100% xã, phường, thị trấn thành lập đội xung kích phòng chống thiên tai.

3.2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp huyện đầu tư hiện đại hóa cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, trang thiết bị, công cụ hỗ trợ để nâng cao năng lực thực hiện nhiệm vụ phòng ngừa, ứng phó với thiên tai. Xây dựng quy chế phối hợp chặt chẽ giữa các sở, ban, ngành, các địa phương. Đẩy mạnh tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đi khí hậu đhạn chế thấp nhất thiệt hại thiên tai. Điều chỉnh mùa vụ sản xuất phù hợp với đặc điểm sinh thái từng vùng, từng địa phương; tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất, đảm bảo sản xuất bền vững. Quản lý chặt chdiện tích rừng tự nhiên, rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất hiện có; nâng chất lượng và tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt 50% vào năm 2025. Phi hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện vận động, tuyên truyền người dân thực hiện tốt phương châm "4 tại chỗ". Phối hợp với Sở Lao động Thương binh và Xã hội tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách an sinh xã hội và phúc lợi xã hội tại vùng bị thiên tai. Chủ trì, phối hợp với các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính đề xuất kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện Kế hoạch.

3.3. Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh, BCH Bộ đội Biên phòng tỉnh, Công an tỉnh: Chủ động rà soát, cập nhật điều chỉnh hoàn thiện kế hoạch nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

3.4. Các sở, ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện: Tham mưu cho UBND tỉnh lồng ghép nội dung phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo vệ môi trường vào quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển kinh tế của tỉnh theo hướng đa mục tiêu, giảm thiệt hại thiên tai, hạn chế tối đa làm gia tăng rủi ro thiên tai.

4. Nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo thiên tai

Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan: Tham mưu cho UBND tỉnh xây dựng cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích, tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân tham gia sâu rộng vào công tác dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn; kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các quy định về quan trắc và cung cấp thông tin, dliệu khí tượng thủy văn của chủ các công trình hồ chứa phục vụ phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh. Phối hợp tuyên truyền, phổ biến kiến thức về thiên tai; dự báo, cảnh báo và truyền tin về thiên tai.

5. Huy động và sử dụng hiệu quả nguồn lực

5.1. Các sở Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư: Huy động các nguồn vốn từ Trung ương, ngân sách tỉnh, vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân đtham gia đầu tư xây dựng mới, tu bổ, nâng cấp, sửa chữa các công trình hạ tầng. Đa dạng hóa nguồn lực để xây dựng và triển khai các dự án xử lý cấp bách công trình phòng, chống thiên tai. Các chương trình đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan tham mưu chỉ đạo điều hành phòng, chống thiên tai các cấp; các chương trình tổng thể phòng, chống thiên tai. Chương trình đầu tư công về bố trí, sắp xếp dân cư thiên tai nhằm phòng, tránh và giảm nhẹ thiên tai đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng, hiệu quả.

5.2. Lng ghép và sử dụng hiệu quả các nguồn lực phòng chống thiên tai, Quỹ phòng chống thiên tai, Quỹ dự trữ tài chính, các nguồn lực hợp pháp khác. Kết hợp các nguồn lực của tỉnh với nguồn kinh phí ODA để thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, chương trình phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo vệ môi trường, sắp xếp theo thứ tự ưu tiên, linh hoạt, kịp thời hiệu quả.

5.3. Các sở, ban ngành tỉnh, Ủy ban nhân dân các cấp: Căn cứ các hoạt động được phân công tại Kế hoạch này; xây dựng, ban hành Kế hoạch chi tiết và dự toán nguồn kinh phí của ngành, địa phương được phân bhàng năm và cho cả giai đoạn để triển khai thực hiện Kế hoạch.

6. Ứng dụng khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế

6.1. Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và PTNT, các sở ngành liên quan: Tiếp tục ưu tiên nguồn lực để ứng dụng khoa học công nghệ trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo vệ môi trường. Ưu tiên các chương trình, đề tài nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ công tác phòng, chống, ứng phó thiên tai. Tăng cường kết nối cung cầu, giới thiệu các công nghệ viễn thám, tin học, tự động hóa trong quản lý, khai thác, vận hành cơ sở dữ liệu, công cụ hỗ trợ chỉ đạo điều hành phòng chng, ứng phó.

6.2. Sở Nông nghiệp và PTNT, chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành tỉnh; UBND cấp huyện, cấp xã: Tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Hội nhập quốc tế thông qua các chương trình, kế hoạch, dự án, đề án. Sử dụng hiệu quả các kinh phí được ủng hộ, hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế trong phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Các sở, ban, ngành, UBND cấp huyện, cấp xã, các đơn vị liên quan:

1.1. Theo chức năng, nhiệm vụ được giao xây dựng, ban hành kế hoạch, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch (Chương trình) phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu.

1.2. Định kỳ hàng năm, tổng hợp báo cáo tình hình triển khai thực hiện Kế hoạch của cơ quan, đơn vị theo quy định trước 10/12 hàng năm gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tng hợp.

1.3. Tổ chức sơ kết, tổng kết, khen thưởng, biểu dương kịp thời những tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc, đồng thời kiểm điểm, xem xét trách nhiệm đối với các cấp, các ngành các cơ quan đơn vị, cá nhân không thực hiện nhiệm vụ phòng chống thiên tai.

2. Sở Nông nghiệp và PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính đề xuất kinh phí trình UBND tỉnh phê duyệt thực hiện Kế hoạch. Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn thực hiện Kế hoạch. Tăng cường công tác thu nộp Quỹ phòng chống thiên tai; đề xuất sử dụng hiệu quả nguồn lực phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Tổng hợp, dự thảo báo cáo của UBND tỉnh gửi Văn phòng UBND tỉnh trước 12/12 hàng năm.

3. Sở Tài chính: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành, UBND cấp huyện, cấp xã, các cơ quan, tổ chức liên quan bố trí dự toán ngân sách hàng năm và cho cả giai đoạn để triển khai thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch này theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản pháp luật liên quan.

4. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành của tỉnh, UBND các huyện, thành phố, các cơ quan, tổ chức liên quan tham mưu cho UBND tỉnh bố trí các nguồn vốn được giao quản lý để thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch theo quy định.

5. Ủy ban nhân dân cấp huyện: Căn cứ Kế hoạch này, xây dựng và phê duyệt Kế hoạch (Chương trình) tổ chức, triển khai thực hiện. Chủ động bố trí ngân sách địa phương trong kế hoạch đầu tư công trung hạn và hàng năm, sử dụng Quỹ phòng chống thiên tai, huy động các nguồn lực hợp pháp khác để triển khai thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch này.

(Có danh mục nhiệm vụ kèm theo)

6. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sơn La; các tổ chức liên quan phối hợp trong quá trình triển khai thực hiện.

Yêu cầu các sở, ban, ngành, địa phương các cấp và các đơn vị có liên quan nghiêm túc tổ chức thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc, kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đtổng hợp, báo cáo đề xuất Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, giải quyết./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- TC Thủy lợi - Bộ NN&PTNT (b/c);
- Chủ tịch UBND tỉnh (b/c);
- Thành viên BCH PCTT&TKCN tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- Đài Phát thanh- Truyền h
ình tỉnh;
- Báo Sơn La;
- Trung tâm thông tin t
nh;
- Lưu: VT, Mạnh KT, 3 bản.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lò Minh Hùng

 

DANH MỤC NHIỆM VỤ

(Kèm theo Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 05/10/2020 của UBND tỉnh Sơn La)

TT

Nhiệm vụ

Cơ quan chủ trì, cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện (năm)

1

Tổ chức quán triệt, tuyên truyền nội dung Chỉ thị số 42-CT/TW; Quyết định số 987/QĐ-TTg; Kế hoạch 217-KH/TU

Các sở, ban ngành tỉnh; cấp huyện, cấp xã; các tổ chức chính trị xã hội căn cứ chức năng nhiệm vụ tổ chức thực hiện

2020-2025

2

Hướng dẫn và tổ chức thông tin, tuyên truyền về phòng chống thiên tai qua các hệ thống thông tin đại chúng

Sở TTTT chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT; các sở, ban ngành; cấp huyện, cấp xã; các tổ chức chính trị xã hội

2020-2025

3

Phổ biến kiến thức về phòng, chống thiên tai trong nhà trường đối với tất cả các cấp học

Sở Giáo dục và đào tạo chủ trì, phối hợp với Văn phòng thường trực BCHPCTT&TKCN tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã

2020-2025

4

Đầu tư trang thiết bị thông tin phù hợp để đảm bảo chỉ huy, chỉ đạo điều hành phòng chống, ứng phó thiên tai

Sở TTTT chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT; các sở, ngành liên quan

2021-2023

5

Kiện toàn hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về công tác phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với Sở Nội vụ; các sở ngành; UBND cấp huyện

2021-2025

6

Rà soát, cập nhật điều chỉnh Kế hoạch củng cố, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của lực lượng cứu hộ, cứu nạn cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã.

Bộ chỉ huy quân sự tỉnh; Công an tỉnh; các sở, ngành; UBND cấp huyện

2020-2022

7

Lồng ghép phòng chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 5 năm, hàng năm

Sở Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành; UBND cấp huyện

2021-2025

8

Xây dựng Kế hoạch phòng chống thiên tai giai đoạn năm 2021-2025; Phương án ứng phó với thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai hàng năm.

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở, ban ngành; UBND cấp huyện

2021-2025

9

Tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp gắn với chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi thích ứng với biến đổi khí hậu; bảo vệ và phát triển rừng; nâng chất lượng và tỷ lệ che phủ rừng toàn tỉnh đạt trên 50% vào năm 2025. Xây dựng kế hoạch tuyên truyền hàng năm về phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính; các sở, ngành; UBND cấp huyện

2020-2025

10

Thành lập đội xung kích PCTT cấp xã đảm bảo 100% xã, phường, thị trấn thành lập đội xung kích PCTT

UBND cấp huyện, cấp xã

2020-2021

11

Thuê dịch vụ trạm đo mưa tđộng và dịch vụ cảnh báo, dự báo sớm thời tiết, thiên tai.

Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với S: Tài chính; các sở ngành liên quan

2020-2025

12

Đầu tư nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của cơ quan tham mưu chỉ đạo điều hành phòng chống thiên tai cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã

Sở NN&PTNT chủ trì phối hợp với Sở Tài chính; các sở, ngành liên quan; UBND cấp huyện

2020-2022

13

Ứng dụng khoa học công nghệ hiệu quả trong phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai. Nghiên cứu các thành tựu khoa học, công nghệ, đầu tư trang thiết bị hiện đại trong phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường

Sở KH&CN chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT; các sở, ngành liên quan

2020-2025

14

Hợp tác quốc tế phòng chống, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

SNN&PTNT chủ trì phối hợp với các sở, ngành liên quan; UBND cấp huyện

2020-2025

15

Huy động các nguồn vn từ Trung ương, ngân sách tnh, vốn tài trợ của các tổ chức, cá nhân đtham gia đầu tư xây dựng mới, tu bổ, nâng cấp, sửa chữa các công trình hạ tầng. Đa dạng hóa nguồn lực đ xây dựng và triển khai các dự án xử lý cấp bách công trình phòng, chống thiên tai.

Sở Tài chính chủ trì, phối hợp với các Sở NN&PTNT; Kế hoạch và đầu tư; các sở, ngành liên quan; UBND cấp huyện

2020-2025

16

Lồng ghép và sử dụng hiện quả các nguồn lực phòng chống thiên tai, Quỹ phòng chng thiên tai, Qudự trữ tài chính, các nguồn lực hợp pháp khác. Kết hp các nguồn lực của tỉnh với nguồn kinh phí ODA để thực hiện chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, dự án, chương trình phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai, bảo vệ môi trường

Sở: Tài chính, Kế hoạch và đầu tư chủ trì, phối hợp với Sở NN&PTNT; các sở, ngành liên quan; UBND cấp huyện

2020-2025

17

Tổ chức cm bin cảnh báo tại các khu vực có nguy cơ xảy thiên tai (sạt lđất, sụt lún, lũ quét, ngập úng...)

UBND các huyện, thành phố

2020-2025