Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 118/KH-UBND

Kiên Giang, ngày 13 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “CHƯƠNG TRÌNH MỖI XÃ MỘT SẢN PHẨM” NĂM 2020 VÀ GIAI ĐOẠN 2021-2025 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG

Căn cứ Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 01/QĐ-BCĐTW ngày 22/8/2018 của Ban Chỉ đạo Trung ương các Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2016 - 2020 ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình Mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2018 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 1303/QĐ-UBND ngày 03/6/2020 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc phê duyệt Đề án “Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) tỉnh Kiên Giang giai đoạn 2019 - 2020, định hướng đến năm 2025”.

Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm tỉnh Kiên Giang năm 2020 và giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Triển khai có hiệu quả Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (gọi tắt là Chương trình OCOP) một cách đồng bộ từ cấp tỉnh đến cơ sở theo đứng chu trình hằng năm và tổ chức triển khai đồng bộ các giải pháp, huy động các nguồn lực xã hội để thực hiện Chương trình OCOP.

Thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thực hiện cơ cấu lại sản xuất nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập, đời sống người dân trong Chương trình xây dựng nông thôn mới và thực hiện hiệu quả nhóm tiêu chí “Kinh tế và tổ chức sản xuất” trong Bộ tiêu chí Quốc gia về xã nông thôn mới.

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh (ưu tiên phát triển hợp tác xã, doanh nghiệp vừa và nhỏ) nhằm sản xuất các sản phẩm truyền thống, dịch vụ có lợi thế đạt tiêu chuẩn, có khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế; góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn; phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và bảo tn những giá trtruyền thng tt đẹp của nông thôn.

2. Mục tiêu cụ thể

Xác định, phát triển các sản phẩm hàng hóa chất lượng cao, mang tính đặc trưng, lợi thế của từng địa phương trên địa bàn tỉnh để thực hiện có hiệu quả Chương trình OCOP.

Phát triển các hình thức tổ chức sản xuất, kinh doanh theo hướng gia tăng lợi ích cho cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế nông thôn theo hướng gia tăng giá trị sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.

a) Năm 2020

Số sản phẩm hiện có đạt 3 sao trở lên: Từ 4 - 5 sản phẩm trở lên và đạt 5 sao cấp tỉnh: Từ 1 - 2 sản phẩm trở lên, trong đó tập trung phát triển và công nhận ở 6 huyện, thành phố gồm: Châu Thành, Gò Quao, Ging Riềng, Phú Quốc và thành phố Hà Tiên, Rạch Giá.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ quản lý nhà nước trong hệ thống OCOP: 50%.

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đội ngũ lãnh đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã tham gia OCOP: 30%.

Xây dựng hệ thống tổ chức và nâng cao năng lực cán bộ ở địa phương (tỉnh, huyện, xã) thực hiện Chương trình OCOP.

Tuyên truyền đến 100% xã, phưng, thị trấn trên địa bàn tỉnh về Chương trình OCOP.

Nâng cao năng lực cho 100% cán bộ quản lý Hợp tác xã (HTX), chủ doanh nghiệp, chủ cơ sở sản xuất kinh doanh về phát triển sản xuất, kinh doanh, phát triển thị trường,...

Triển khai Chương trình OCOP và nâng cấp các sản phẩm OCOP có khả năng cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và xuất khẩu.

b) Giai đoạn 2021 - 2025

Tổ chức đánh giá, cấp giấy công nhận và phát triển ít nhất 120 sản phẩm mới và hiện có (bình quân 08 sản phẩm/huyện, thành phố/năm) đạt 3 sao trở lên, trong đó có ít nhất 25 sản phẩm đạt tiêu chuẩn sản phẩm 5 sao cấp tỉnh.

Xác định 10 - 20 sản phẩm OCOP của các tổ chức kinh tế để tham gia các chuỗi giá trị tại các địa phương từ nguồn vn Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới để phát triển và thương mại hóa các sản phẩm truyền thng.

Phấn đấu đến năm 2025: 100% cán bộ quản lý Chương trình OCOP cấp tnh, cấp huyện và cấp xã được đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ quản lý, điều hành triển khai trực tiếp Chương trình OCOP và 100% các nhà quản lý của các tổ chức, doanh nghiệp, hợp tác xã, chủ hộ có đăng ký sản xuất kinh doanh tham gia Chương trình OCOP được đào tạo tập huấn kiến thức chuyên môn quản lý sản xuất, kinh doanh.

Duy trì chu trình OCOP thường niên liên tục tại cấp tỉnh, cấp huyện và hàng năm mỗi huyn, thành phố có ít nhất 2 ý tưởng sản phẩm được hỗ trợ theo chu trình OCOP.

Củng cố và phát triển mới tổ chức kinh tế tham gia Chương trình OCOP: Trên 50 tổ chức.

Xây dựng và triển khai các dự án khai thác thế mạnh nông nghiệp kết hợp với du lịch của tỉnh như nông sản, thủy sản,.. và thủ công mỹ nghệ: 30 dự án (trung bình 2 dự án/huyện, thành phố).

3. Đối tượng thực hiện

a) Sản phẩm: Trên cơ sở định hướng phát triển các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP của tỉnh theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên phát triển các nhóm ngành hàng chủ lực, có lợi thế của mỗi địa phương.

b) Chủ thể thực hiện: Lấy chủ thể kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân làm nòng cốt, cụ thể là các hợp tác xã, các doanh nghiệp nhỏ và vừa làm nòng cốt cùng với tổ hợp tác, hộ sản xuất có đăng ký kinh doanh.

4. Nguyên tắc thực hiện

Trong quá trình triển khai, Chương trình OCOP cần tổ chức thực hiện và tuân thủ 3 nguyên tc:

a) Hành động địa phương hướng đến toàn cầu: Sản phẩm được chấp thuận ở cp độ toàn cầu phản ánh niềm tự hào của văn hóa, tính đặc trưng của địa phương; các sản phẩm được cải tiến, thiết kế phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng; cải tiến các công nghệ truyền thống để tạo ra các sản phẩm được thị trường thế giới chấp nhận.

b) Tự lực, tự tin và sáng tạo: Lựa chọn sản phẩm phù hợp và tổ chức sản xuất sản phẩm một cách hiệu quả nhất, có tính đặc trưng nhất; khuyến khích tính sáng tạo phát triển một cách tối đa trong cộng đồng dân cư và các hợp tác xã, doanh nghiệp, tổ hợp tác, hộ sản xuất khi tham gia chương trình.

c) Đào tạo nguồn nhân lực: Trang bị đầy đủ các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho các đối tượng tham gia chương trình từ khâu tạo vùng nguyên liệu, sản xuất, chế biến, thiết kế bao bì, quản lý chất lượng, xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm,...

II. NỘI DUNG

1. Xây dựng hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP

a) Tổ chức Hội nghị cấp tỉnh về quán triệt chỉ đạo thực hiện Chương trình OCOP năm 2020 và giai đoạn 2021-2025 đến các cấp, ngành, địa phương và đơn vị liên quan.

b) Không thành lập mới hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP mà tích hợp trong hệ thng chỉ đạo điều hành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới các cấp. Riêng đối với cơ quan tham mưu, giúp việc cho Ban Chỉ đạo tỉnh trong công tác chỉ đạo, điều hành Chương trình OCOP do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phụ trách và thực hiện

c) Xây dựng Quy chế hoạt động, phân công quản lý, điều hành của hệ thống quản lý, điều hành Chương trình OCOP từ cấp tỉnh đến cấp xã.

d) Đánh giá và phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP cấp huyện, cấp tỉnh theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP quy định tại Quyết định số 1048/QĐ-TTg ngày 21/8/2019 của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 781/QĐ-TTg ngày 08/6/2020 của Thủ tướng Chính phủ.

2. Triển khai chu trình phát triển sản phẩm OCOP

Chu trình phát triển sản phẩm OCOP được thực hiện 06 bước (theo Phụ lục 1 kèm theo Quyết định số 490/QĐ-TTg ngày 07/5/2018 của Thủ tướng Chính phủ và sổ tay hướng dẫn phát triển sản xuất ban hành kèm theo Quyết định số 4781/QĐ-BNN-VPĐP ngày 21/11/2017 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đảm bảo nguyên tắc: Nhà nước hướng dẫn, tập huấn, hỗ trợ, giám sát; các tổ chức, đơn vị tham gia là chủ thể đề xuất nhu cầu và tổ chức triển khai thực hiện; cụ thể như sau:

2.1. Tuyên truyền, hướng dẫn về OCOP

Nội dung tuyên truyền, hướng dẫn: Giới thiệu sự cần thiết của Chương trình OCOP; nguyên tắc thực hiện, chu trình phát triển sản phẩm OCOP; các nội dung hỗ trợ của Nhà nước, các thủ tục tham gia chương trình (xây dựng mẫu phiếu ý tưởng sản phẩm, kế hoạch kinh doanh, hồ sơ dự thi sản phẩm...), cụ thể:

a) Xây dựng phóng sự truyền hình tuyên truyền trên phương tiện thông tin đại chúng về mục tiêu và nội dung của Chương trình OCOP năm 2020 và giai đoạn 2021-2025.

b) Tập huấn kiến thức chuyên môn về quản lý, triển khai thực hiện chương trình cho cán bộ quản lý Nhà nước (cấp tỉnh, huyện, xã).

c) Thực hiện theo chuyên đề hoặc lồng ghép trong các hội nghị cấp huyện, xã để phổ biến cho người dân tại các xã (ấp và Tổ Nhân dân tự quản) biết và hiểu về Chương trình OCOP, nắm được các thủ tục tham gia chương trình (cách đăng ký sản phẩm, thời hạn, địa điểm nộp hồ sơ...).

d) Tập huấn kiến thức chuyên môn về quản trị sản xuất, quản trị kinh doanh theo khung đào tạo, tập huấn của Chương trình OCOP cho lãnh đạo Hợp tác xã, Tổ hợp tác, doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia Chương trình OCOP.

2.2. Phát triển sản phẩm OCOP

a) Lựa chọn các Hợp tác xã, Tổ hợp tác, doanh nghiệp nhỏ và vừa, hộ gia đình có đăng ký kinh doanh đang hoạt động sản xuất sản phẩm đặc trưng nhất của địa phương tham gia chương trình thông qua triển khai thực hiện các bước theo quy định 06 bước của chu trình.

b) Trong quá trình triển khai thực hiện kế hoạch, tùy mức độ đơn giản hay phức tạp và điều kiện sẵn có, một sản phẩm có thể nhận một đến tất cả những hỗ trợ từ chương trình.

2.3. Tổ chức đánh giá, cấp giấy công nhận và xếp hạng sản phẩm OCOP

a) Đánh giá sản phẩm

- Các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP bắt buộc phải tham gia đánh giá/xếp hạng tại 3 cấp (cấp huyện, cấp tỉnh, cấp quốc gia), trong đó:

+ Hội đồng cấp huyện tổ chức đánh giá, phân hạng các sản phẩm tham gia Chương trình OCOP

+ Các sản phẩm đạt từ 3-4 sao ở cấp tỉnh sẽ được đánh giá ở cấp tỉnh.

+ Các sản phẩm đạt 5 sao cấp tỉnh sẽ được đánh giá ở cấp quốc gia.

+ Các sản phẩm được đánh giá và xếp hạng tại các cấp sẽ do Hội đồng đánh giá sản phẩm cấp tương đương (huyện, tỉnh, quốc gia) thực hiện.

+ Các sản phẩm không được đánh giá cao (1-2 sao) và các sản phẩm đạt 3-4 sao kỳ trước có thể hoàn thiện và dự thi đánh giá và xếp hạng vào kỳ năm tiếp theo.

- Các sản phẩm được đánh giá và phân hạng theo Bộ tiêu chí đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình OCOP theo quy định.

b) Phân hạng sản phẩm OCOP

Sau khi đánh giá, các sản phẩm OCOP được phân hạng như sau:

- Hạng 05 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 90 đến 100 điểm, là sản phẩm cấp quốc gia, có thể xuất khẩu.

- Hạng 04 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 70 đến 89 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, có thể nâng cấp lên hạng 5 sao.

- Hạng 03 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 50 đến 69 điểm, là sản phẩm cấp tỉnh, có thể nâng cấp lên hạng 4 sao.

- Hạng 02 sao: Tổng điểm trung bình đạt từ 30 đến 49 điểm, là sản phẩm chưa đạt tiêu chuẩn, có thể tiếp tục nâng cấp để nâng lên hạng 3 sao.

- Hạng 01 sao: Tổng điểm trung bình đạt dưới 30 điểm, là sản phẩm khởi điểm tham gia Chương trình OCOP, có thể nâng cấp lên hạng 2 sao.

c) Thời gian thực hiện

- Đánh giá cấp huyện vào Quý III hàng năm.

- Đánh giá cấp tỉnh vào Quý IV hàng năm.

- Trách nhiệm: Hội đồng đánh giá và phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã, các đơn vị có liên quan.

2.4. Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP: Các sản phẩm dự thi đạt 3 sao trở lên sẽ được hỗ trợ xúc tiến thương mại tại các cấp tương ứng nhằm thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm tại thị trường địa phương, tỉnh, quốc gia và quốc tế, qua đó đẩy mạnh sản xuất, từ đó đạt mục đích tối cao của OCOP là thúc đy phát triển kinh tế - xã hội, các hình thức chủ yếu gồm:

a) Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm:

Triển khai các hoạt động xúc tiến, quảng bá trên các phương tiện truyền thông đại chúng: Xây dựng video clip, tin bài quảng bá cho các sản phẩm có thứ hạng sao cao (từ 3-5 sao); phát sóng trên truyền hình hoặc đăng trên các trang báo, tạp chí của tỉnh; thời lượng và tần số phát tin bài, video clip căn cứ theo thứ hạng sao của sản phẩm; các chủ thOCOP sẽ được nhận video clip, tin bài về sản phẩm của mình đchủ động thực hiện các chương trình tiếp thị riêng của mình.

Hỗ trợ tham gia hội chợ, triển lãm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trong tỉnh, ngoài tỉnh và nước ngoài.

b) Tham gia giới thiệu, tiêu thụ sản phẩm thông qua hệ thống thương mại điện tử:

Lựa chọn, tham gia phân phối sản phẩm OCOP trên các trang mạng giới thiệu và bán sản phẩm nông sản, sản phẩm đặc sản hiện có, các trang bán lẻ hoặc đơn vị tham gia tự xây dựng trang web để giới thiệu và bán hàng.

Tham gia hệ thống Sàn bán hàng điện tử OCOP theo hướng dẫn của Thường trực OCOP Trung ương.

2.5. Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, kinh doanh các sản phẩm, dịch vụ OCOP

Xây dựng và ưu tiên triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ, hoàn thiện công nghệ, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và kinh doanh các sản phẩm OCOP, nhất là ứng dụng các công nghệ sản xuất sản phẩm thân thiện với môi trường. Các đề tài/dự án dựa trên nhu cầu cụ thể của các tổ chức kinh tế (ưu tiên các Hợp tác xã và các doanh nghiệp nhỏ và vừa có địa chỉ ứng dụng).

Đẩy mạnh ứng dụng khoa học quản lý trong xây dựng mô hình doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã sản xuất sản phẩm OCOP; nâng cấp Hệ thống truy xuất nguồn gốc nông lâm thủy sản thực phẩm; sử dụng “Quy trình xác thực chống hàng giả” vào quản trị doanh nghiệp, minh bạch quá trình hình thành và kết nối cung cầu nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các sản phẩm OCOP.

Khuyến khích tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP ứng dụng công nghệ cao, công nghệ mới, tiên tiến hiện đại trong sản xuất, bảo quản, chế biến đối với sản phẩm OCOP; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm OCOP, như: Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP), tiêu chuẩn quy trình làm vệ sinh và thủ tục kiểm soát vệ sinh (SSOP), tiêu chuẩn hệ thống phân tích mối nguy và kiểm soát điểm giới hạn (HACCP), quy trình quản lý chất lượng (ISO),...

3. Cơ chế, chính sách hỗ trợ

a) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí tuyên truyền; dữ liệu sản phẩm, tham gia hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm đạt sao OCOP; xây dựng tài liệu hướng dẫn, tập huấn, quảng bá phục vụ Chương trình OCOP.

b) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ chi tập huấn, đào tạo cán bộ thực hiện Chương trình OCOP, bao gồm tham quan, học tập kinh nghiệm trong và ngoài tỉnh. Trường hợp tổ chức đi tham quan, học tập kinh nghiệm quốc tế cần được thực hiện theo các chỉ đạo của cấp có thẩm quyền, đúng quy định quản lý tài chính.

c) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí tổ chức thi và đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP các cấp hàng năm, trong đó bao gồm chi phí thuê chuyên gia, chi phí vận chuyển sản phẩm và bảo quản sản phẩm dự thi, tổ chức chấm thi, chi phí kiểm tra chất lượng sản phẩm theo yêu cầu, tổ chức công bkết quả.

d) Hỗ trợ quản lý nhãn hiệu các sản phẩm OCOP, bao gồm cả chi phí đăng ký nhãn hiệu sản phẩm, hỗ trợ chi phí thiết kế nhãn hiệu sản phẩm tham gia chu trình OCOP, in tem, giy chứng nhận.

đ) Ngân sách Nhà nước hỗ trợ kinh phí quản lý, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

Nội dung và mức chi thực hiện Chương trình OCOP theo quy định hiện hành về thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.

III. NGUỒN KINH PHÍ THỰC HIỆN

Tổng kinh phí thực hiện năm 2020 và giai đoạn 2021-2025 dự kiến là 326.779 triệu đồng (Ba trăm hai mươi sáu tỷ bảy trăm bảy mưi chín triệu đồng). Trong đó: Ngân sách Nhà nước là 118.955 triệu đồng, nguồn kinh phí đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP là 207.824 triệu đồng. Cụ thể:

- Kinh phí thực hiện năm 2020 dự kiến là 6.705 triệu đồng (Sáu tỷ bảy trăm lẻ năm triệu đồng). Trong đó: Ngân sách Nhà nước là 2.507 triệu đồng (tại Quyết định số 1136/QĐ-UBND, ngày 12/5/2020 và Quyết định s 909/QĐ-UBND, ngày 09/4/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang) và nguồn kinh phí đi ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP là 4.198 triệu đồng.

- Kinh phí thực hiện giai đoạn 2021-2025 dự kiến là 320.074 triệu đồng (Ba trăm hai mươi tỷ không trăm bảy mươi bn triệu đồng). Trong đó: Ngân sách Nhà nước là 116.448 triệu đồng và nguồn kinh phí đối ứng của các tổ chức, cá nhân tham gia Chương trình OCOP là 203.626 triệu đồng.

Ngoài ngân sách Nhà nước bố trí thực hiện Chương trình OCOP kèm theo Kế hoạch này. Hàng năm, tỉnh và huyện, thành phố bố trí nguồn vốn cho các Chương trình: Khoa học công nghệ, Xúc tiến thương mại, Khuyến công, Khuyến nông, làng nghề, ... Yêu cầu các sở, ngành và UBND huyện, thành phố cân đi, btrí kinh phí thực hiện Chương trình OCOP đảm bảo hiệu quả, đúng quy định.

Trên cơ sở Kế hoạch được duyệt, các đơn vị liên quan căn cứ chính sách hiện hành của Nhà nước để xây dựng dự toán chi tiết đảm bảo tiết kiệm, hiệu quả, đúng quy định. Đối với các nội dung chi đã có quy định về nội dung hỗ trợ.

IV. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch Chương trình OCOP tỉnh Kiên Giang đảm bảo đúng mục tiêu đề ra

Xây dựng kế hoạch chi tiết cho các nội dung đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn cán bộ quản lý; các đoàn công tác trong nước, nước ngoài, tham gia hội chợ, triển lãm trong nước, quốc tế; các hoạt động hỗ trợ đảm bo đúng mục tiêu, đối tượng, tiết kiệm, thiết thực, hiệu quả trình UBND tỉnh xem xét, phê duyệt trước khi triển khai thực hiện.

Tham mưu UBND tỉnh thành lập Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp tỉnh và tổ chức các kỳ đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP.

Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh đảm bảo thiết thực, hiệu quả; tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh và cơ quan thường trực Chương trình OCOP Trung ương theo quy định.

Theo dõi, tổng hợp, tham mưu Ban Chỉ đạo, UBND tỉnh tổ chức tổng kết đánh giá kết quả thực hiện Chương trình OCOP năm 2020; đề xuất UBND tỉnh; biểu dương khen thưởng các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp có thành tích trong hoạt động Chương trình OCOP.

2. Sở Kế hoạch và Đầu tư

Chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu chỉ tiêu, nhiệm vụ thực hiện Chương trình OCOP, trình UBND tỉnh theo đúng quy định;

Rà soát, tham mưu đề xuất các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư thực hiện Chương trình OCOP tỉnh.

3. Sở Tài chính

Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cân đi, đảm bảo bố trí kinh phí sự nghiệp đối ứng thực hiện các nội dung, nhiệm vụ của Chương trình OCOP theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước và các quy định có liên quan trong khả năng cân đối nguồn ngân sách hằng năm.

4. Sở Công Thương

Chủ trì, phối hợp các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện thực hiện có hiệu quả chương trình khuyến công; phát triển hình thức thương mại điện tử trong giới thiệu quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP.

Nghiên cứu, đề xuất hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ gia đình thiết kế mẫu sản phẩm, phát triển sản xuất theo lĩnh vực quản lý; triển khai, giám sát việc thực hiện quy định về quản lý hệ thống phân phối hàng hóa trên địa bàn và các khu trưng bày giới thiệu sản phẩm làng nghề kết hợp du lịch, điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; công bố các điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Chủ trì xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhóm sản phẩm lĩnh vực của ngành quản lý.

5. Sở Khoa học và Công nghệ

Chủ trì, phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các sở, ngành liên quan, UBND cấp huyện đẩy mạnh ứng dụng khoa học, công nghệ trong phát triển sản xuất sản phẩm thuộc Chương trình OCOP; hàng năm tổng hợp nhu cầu, đề xuất nhiệm vụ khoa học, công nghệ liên quan đến phát triển sản phẩm OCOP; triển khai, giám sát việc thực hiện quy định về tiêu chuẩn chất lượng của sản phẩm OCOP theo quy định.

Hỗ trợ các địa phương, các tổ chức kinh tế phát triển, đăng ký xác lập, bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ liên quan đến sản phẩm OCOP, tư vấn hướng dẫn xây dựng, phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP.

6. Sở Y tế

Chỉ đạo các cơ quan trong ngành hỗ trợ các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất thực hiện các quy định liên quan đến an toàn thực phẩm, đăng ký công bố chất lượng sản phẩm. Thực hiện theo phân cấp nghiên cứu khoa học về phát triển, tiêu chuẩn, tác dụng của các sản phẩm có nguồn gốc từ dược liệu,...

Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành liên quan, UBND cấp huyện xây dựng, hướng dẫn và tổ chức thực hiện kế hoạch phát triển nhóm sản phẩm lĩnh vực ngành quản lý; hướng dẫn, hỗ trợ các đơn vị sản xuất hoàn thiện hồ sơ, thủ tục sản phẩm liên quan đến ngành y tế đảm bảo các quy định hiện hành trước khi lưu thông trên thị trường.

7. Sở Văn hóa và Thể thao

Hỗ trợ tổ chức kinh tế, nhóm cộng đồng nghiên cứu phát triển, quảng bá các sản phẩm dịch vụ du lịch gắn với du lịch nông thôn trên cơ sở phát huy thế mạnh về danh lam thắng cảnh, truyền thống văn hóa của các vùng, miền trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.

8. Sở Thông tin và Truyền thông

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các đơn vị liên quan đề nghị, hướng dẫn các cơ quan báo chí Trung ương và chỉ đạo các cơ quan Báo chí, Đài Phát thanh và Truyền hình, Đài truyền thanh địa phương thực hiện tuyên truyền Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh.

9. Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại và Du lịch

Chủ trì, phối hợp các sở, ngành, UBND cấp huyện đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến, quảng bá cho các sản phẩm OCOP thông qua các Hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế; các chương trình truyền thông, hội nghị kết nối, các tuần hàng trong nước và quốc tế; tổ chức các chương trình khảo sát, xúc tiến thương mại tại các nước phát triển mạnh sản phẩm Chương trình OCOP gắn với phát triển nông nghiệp sinh thái; cập nhật thông tin thị trường trong nước và quốc tế liên quan đến sản phẩm OCOP.

10. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các sở, ngành liên quan trong công tác quản lý đào tạo các ngành nghề cho các chủ thể tham gia Chương trình.

11. Sở Ngoại vụ

Chủ trì hỗ trợ các sở ngành và địa phương học tập kinh nghiệm, hoạt động quảng bá sản phẩm OCOP và tăng cường hợp tác với các quốc gia có kinh nghiệm trong triển khai Chương trình OCOP.

Cung cấp thông tin về các mô hình triển khai có hiệu quả Chương trình OCOP tại một số quốc gia trên thế giới.

12. Ngân hàng Nhà nước tỉnh Kiên Giang

Thường xuyên chỉ đạo, theo dõi các tổ chức tín dụng trên địa bàn tiếp tục triển khai thực hiện tốt các chương trình, chính sách tín dụng ưu đãi theo chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; tạo điều kiện thuận lợi cho các đối tượng tham gia Chương trình OCOP tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng. Phối hợp với các sở, ban, ngành, các tổ chức chính trị - xã hội trên địa bàn đề xuất xây dựng và triển khai thực hiện các chính sách hỗ trợ lãi suất tín dụng phát triển sản phẩm thuộc Chương trình OCOP của tỉnh.

13. Ủy ban nhân dân huyện, thành phố

Xây dựng hệ thống chỉ đo, thực hiện Chương trình OCOP từ cấp huyện đến cấp xã theo quy định.

Xây dựng kế hoạch chi tiết thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể nội dung Chương trình cho từng cơ quan chuyên môn cấp huyện, thành phố gắn với trách nhiệm người đứng đầu trong quá trình triển khai, thực hiện.

Phối hợp Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung trong Chương trình OCOP; ngoài 159 sản phẩm đã đăng ký tham gia thực hiện Chương trình OCOP (có biểu đính kèm) tiếp tục rà soát, đánh giá các sản phẩm trên địa bàn đạt yêu cầu, đề xuất bổ sung, đăng ký tham gia Chương trình gửi về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, xây dựng Chương trình chung của tỉnh theo quy định.

Xây dựng, phê duyệt và triển khai kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP của địa phương theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, trong đó ưu tiên phát triển các nhóm ngành hàng chủ lực, có lợi thế của địa phương và phát triển du lịch, dịch vụ ở nông thôn.

Bố trí nguồn lực cần thiết, sử dụng lồng ghép các nguồn vốn thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, ngân sách địa phương, vốn tín dụng và các nguồn vốn hợp pháp khác để tổ chức triển khai thực hiện Chương trình OCOP; tăng cường huy động các nguồn lực xã hội hóa để đa dạng hóa kinh phí triển khai Chương trình trên địa bàn.

Thành lập Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp huyện và thông báo kết quả đánh giá sản phẩm cho UBND cấp xã biết và để tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các chủ thể phát triển sản phẩm; kết hợp tổ chức hoạt động trưng bày, giới thiệu các sản phẩm OCOP tại các lễ hội, hoạt động văn hóa do địa phương tổ chức; ưu tiên bố trí địa điểm, quỹ đất để xây dựng và phát triển các điểm, trung tâm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP.

Thường xuyên rà soát, tổng hợp; tổ chức đôn đốc, kim tra, giám sát, đánh giá, kết quả triển khai Chương trình OCOP trên địa bàn; thực hiện nghiêm túc chế độ thông tin, báo cáo định kỳ (6 tháng, năm), đột xuất về cơ quan thường trực Chương trình OCOP tỉnh (Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).

14. UBND cấp xã .

Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất trên địa bàn đăng ký tham gia Chương trình OCOP; trong đó, tập trung những sản phẩm chủ lực, có lợi thế, đặc sản của địa phương.

Tổng hợp ý tưởng sản xuất, kinh doanh sản phẩm của các tổ chức kinh tế, hộ sản xuất trình Hội đồng đánh giá, xếp hạng sản phẩm cấp huyện đánh giá, lựa chọn; hỗ trợ tổ chức kinh tế, hộ sản xuất triển khai thực hiện sản xuất kinh doanh trên ý tưởng lựa chọn.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Chương trình Mỗi xã một sản phẩm năm 2020 và giai đoạn 2021 - 2025 trên địa bàn tỉnh Kiên Giang. Yêu cầu các sở ban ngành cấp tỉnh và UBND huyện, thành phố xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện; định kỳ tổ chức sơ kết, tổng kết việc thực hiện Kế hoạch này và gửi kế hoạch/báo cáo về UBND tỉnh (thông qua Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) trước ngày 20/12 hàng năm để tổng hợp, báo cáo Chính phủ theo quy định.

Trong quá trình thực hiện Kế hoạch nếu có khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để tổng hợp, trình UBND tỉnh xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT;
- VP Điều phối NTM Trung ương;
- TT. T
nh ủy, TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh;
- UBND các huyện, thành phố;
- LĐVP, P. KT, P. TH, P. KGVX;
- Lưu: VT, cvquoc

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lâm Minh Thành

 

PHỤ LỤC

DANH MỤC SẢN PHẨM DỰ KIẾN THAM GIA OCOP PHÂN THEO GIAI ĐOẠN 2020-2025
(Kèm theo Kế hoạch số 118/KH-UBND ngày 13/8/2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh)

STT

Tên sản phẩm

Nhóm sn phẩm

Loại hình

Tên cơ sở

Huyện

Tiềm năng

Lộ trình đăng ký sn phm OCOP

1

Bánh tráng

Thực phẩm chế biến

Cơ sở

Cơ sở Bánh Tráng Mạnh Tài

Thạnh Hưng

Giồng Riềng

3 sao

 

2

Mắm tám Dô

Thực phẩm chế biến

HKD

Hộ kinh doanh Lê Thị Hết

Ngọc Thuận

Giồng Riềng

3 sao

 

3

Rượu Hoa Hi Đường

Đồ ung có cồn

Cơ sở

Cơ sở sản xuất và kinh doanh rượu Hoa Hải

Thạnh Hưng

Giồng Riềng

3 sao

 

4

Khoai lang Bông súng

Thực phẩm

HTX

HTX Đồng Xanh

Long Thạnh

Giồng Riềng

 

2021-2025

5

Măng cụt

Thực phẩm

HTX

HTX Làm vườn Chín Gì

Hòa Thuận

Giồng Riềng

 

2021-2025

6

Sầu Riêng

Thực phẩm

 

HTX Làm vườn Chín Gì

Hòa Thuận

Giồng Riềng

 

2021-2025

7

Đũa Tràm Chẹt

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội thất, trang trí

Cơ sở

Nghề vót đũa

Bn Tân Định

Giồng Riềng

 

 

8

Khai rượu từ lục bình

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội thất, trang trí

DNTN

DNTN Trung tín Lục bình

Hòa Thuận

Giồng Riềng

3 sao

 

9

Đan lát Lục Bình

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội thất, trang trí

Cơ sở

Hội phụ nữ

Ngọc Hòa, Ngọc Trúc

Giồng Riềng

 

2021-2025

10

Du lịch sinh thái (vườn dâu)

Dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng

HKD

Các hộ dân tự trồng, tiềm năng phát triển lớn

Long Thạnh

Giồng Riềng

 

2021-2025

11

Gạo Nhật

Thực phẩm

HTX

HTX Đường Gỗ Lộ

Long Thạnh

Giồng Riềng

3 sao

 

12

Tôm

Thực phẩm tươi sống

HTX

HTX NN Bo Trâm

Nam Yên

An Biên

 

2021-2025

13

Tôm

Thực phẩm tươi sống

HTX

HTX NN Hưng Nông

Hưng Yên

An Biên

 

2021-2025

14

Du lịch sinh thái

Dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng

DNTN

Tiềm năng phát triển dọc theo rng phòng hộ ven bin

Nam Thái, Nam Thái A, Tây Yên, Nam Yên

An Biên

 

2021-2025

15

Cá Bống Mú

Thực phẩm tươi sống

DNTN

DNTN

Nam Yên

An Biên

 

2021-2025

16

Chả cá bin

Thực phm chế biến

Cơ sở

Cơ sở sản xuất chả cá

Hưng Yên

An Biên

3 sao

 

17

Tôm

Thực phẩm tươi sống

HTX

HTX dịch vụ chuyên NTTS Ngọc Hòa

Đông A

An Minh

 

2021-2025

18

Cua

Thực phẩm tươi sống

 

HTX dịch vụ chuyên NTTS Ngọc Hòa

Đông A

An Minh

 

2021-2025

19

Thực phẩm tươi sống

HTX

HTX Nuôi thủy sản Thuận Hòa

Thuận Hòa

An Minh

 

2021-2025

20

Thực phm tươi sống

HTX

HTX Thắng Lợi

Tân Thạnh

An Minh

 

2021-2025

21

Tôm

Thực phẩm tươi sống

HTX

HTX Thuận Phát

Đông Hưng

An Minh

 

2021-2025

22

Tương hột và chao

Thực phẩm chế biến

Cơ sở

Cơ sở Thanh Hương

Vĩnh Phong

Vĩnh Thuận

3 sao

 

23

Dưa Hoàng Kim

Thực phẩm tươi sống

 

HTX

 

Vĩnh Thuận

 

2021-2025

24

Dưa Lê

Thực phẩm tươi sống

HTX

HTX

 

Vĩnh Thuận

 

2021-2025

25

Khóm Ba Đình

Thực phẩm tươi sống

HTX

HTX Khóm Xẻo Gia

Vĩnh Bình Bắc

Vĩnh Thuận

 

2021-2025

26

Tôm khô

Thực phẩm

HTX

HTX sản xuất tôm khô Âu Tỷ

Vĩnh Bình Bắc

Vĩnh Thuận

3 sao

 

27

Tôm khô

Thực phẩm

HTX

HTX Dịch vụ - NN Hiếu Phát

Phong Đông

Vĩnh Thuận

3 sao

 

28

Mắm lóc

Thực phẩm

HKD

Hộ kinh doanh sản xuất mm Cô Ba

TT Vĩnh Thuận

Vĩnh Thuận

 

2021-2025

29

Võ lãi Phúc Vinh

Dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng

Cơ sở

Cơ sở Phạm Văn Khoa

Bình Minh

Vĩnh Thuận

3 sao

 

30

Cốm Gạo

Thực phẩm

Cơ sở

Cơ sở Hồ Văn Tuyền

Tân Thuận

Vĩnh Thuận

 

2021-2025

31

Đan lát bằng mây tre

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội thất, trang trí

HKD

Làng nghề nông thôn

Xã Vĩnh Thuận

Vĩnh Thuận

 

2021-2025

32

Gạo

Thực phẩm

DNTN

Nhà máy Nguyên Hưng

TT Vĩnh Thuận

Vĩnh Thuận

3 sao

 

33

Yến

Thực phẩm

DNTN

Tiềm năng phát triển lớn

Toàn huyện

Vĩnh Thuận

 

2021-2025

34

Tranh cá chép

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội thất, trang trí

DNTN

DNTN Ba Của Đậm

TT Vĩnh Thuận

Vĩnh Thuận

 

2021-2025

35

Cửa g

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội thất, trang trí

 

DNTN Ba Của Đậm

TT Vĩnh Thuận

Vĩnh Thuận

 

2021-2025

36

Xa

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội thất, trang trí

HKD

HKD Nguyễn Thị Thúy Oanh (THT Đan đát Vĩnh Thuận)

xã Vĩnh Thuận

Vĩnh Thuận

 

2021-2025

37

Nôm

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội thất, trang trí

HKD

HKD Nguyễn Văn Lùng (THT Đan đát Vĩnh Thuận)

xã Vĩnh Thuận

Vĩnh Thuận

 

2021-2025

38

Rổ

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội thất, trang trí

HKD

HKD Trần Thị Mỹ Thanh (THT Đan đát Vĩnh Thuận)

xã Vĩnh Thuận

Vĩnh Thuận

 

2021-2025

39

Thúng

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội thất, trang trí

HKD

HKD Nguyễn Thị Diễn (THT Đan đt Vĩnh Thuận)

xã Vĩnh Thuận

Vĩnh Thuận

 

2021-2025

40

Cần xé

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội thất, trang trí

HKD

HKD Nguyễn Thị Trắng (THT Đan đt Vĩnh Thuận)

xã Vĩnh Thuận

Vĩnh Thuận

 

2021-2025

41

Mắm cá lưỡi châu

Thực phẩm

HKD

Hộ Kinh doanh Hai Lộc (Lưu Thành Lập)

Thạnh Yên

U Minh Thượng

 

2021-2025

42

Khô cá Sặc Rằng

Thực phẩm

HKD

Hộ Kinh doanh Nguyễn Đức Quốc

Thạnh Yên

U Minh Thượng

 

2021-2025

43

Mật ong rừng

Thực phẩm

DNTN

Vườn Quốc gia U Minh Thượng

An Minh Bắc

U Minh Thượng

3 sao

 

44

Chuối xiêm

Thực phẩm

THT

THT Sn xuất chuối VietGAP

Minh Thuận

U Minh Thượng

 

2021-2025

45

Lúa 1 bụi trắng

Thực phẩm

Tiềm năng

Tiềm năng

Xã An Minh Bắc

U Minh Thượng

 

2021-2025

46

Tôm Càng Xanh U Minh Thượng

Thực phẩm

Tiềm năng

Tiềm năng

Thạnh Yên, Thạnh Yên A, Hòa Trân, Vĩnh Hòa

U Minh Thượng

 

2021-2025

47

Xoài

Thực phẩm

HTX

HTX Cây ăn trái K21

An Minh Bắc

U Minh Thượng

 

2021-2025

48

Gà thương phẩm

Thực phẩm

THT

THT Nuôi Gà Thương Phẩm

An Minh Bắc

U Minh Thượng

 

2021-2025

49

Tiêu

Thực phẩm

HTX

HTX Nguyên Tiêu

Vĩnh Hòa Hưng Bắc

Gò Quao

3 sao

 

50

Khóm

Thực phẩm

HTX

HTX Bình Tân

Vĩnh Phưc A

Gò Quao

 

2021-2025

51

Bánh Phồng

Thực phẩm

Cơ sở

 

Vĩnh Phước B

Gò Quao

 

2021-2025

52

Rượu Đường Xuồng

Đuống có cồn

HTX

HTX Rượu Đường Xuồng

Định Hòa

Gò Quao

3 sao

 

53

Hộp đng đồ từ lục bình

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội thất, trang trí

DNTN

DNTN Kim Lam

Vĩnh Thắng

Gò Quao

3 sao

 

54

Sọt đựng rác đan từ lục bình

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội tht, trang trí

 

DNTN Kim Lam

Vĩnh Thng

Gò Quao

 

2021-2025

55

Vỏ xách tay đan từ lục bình

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội thất, trang trí

DNTN

DNTN Hoàng Mỹ Hân

Vĩnh Hòa Hưng Bc

Gò Quao

 

2021-2025

56

Chả lụa Tuấn Thúy

Thực phẩm

 

HKD Tuấn Thúy

TT Gò Quao

Gò Quao

3 sao

 

57

Cao, Khóm, Dừa trồng xen canh

Thực phẩm, tươi sống

Tiềm năng

Tiềm năng phát triển mạnh ở huyện

 

Gò Quao

 

2021-2025

58

Rượu nếp than Năm Kim

Đồ uống

HKD

HKD Năm Kim

Định Hòa

Gò Quao

 

2021-2025

59

Chả lụa Tuấn Thúy

Thực phẩm, chế biến từ thịt

 

HKD Tuấn Thúy

TT Gò Quao

Gò Quao

 

2021-2025

60

Pate Tuấn Thúy

Thực phẩm, chế biến từ thịt

HKD

HKD Tuấn Thúy

TT Gò Quao

Gò Quao

 

2021-2025

61

Chả lụa Duy Ngọc

Thực phẩm, chế biến từ thịt

HKD

HKD Duy Ngọc

TT Gò Quao

Gò Quao

 

2021-2025

62

Pate Duy Ngọc

Thực phẩm, chế biến từ thịt

 

HKD Duy Ngọc

TT Gò Quao

Gò Quao

 

2021-2025

63

Nước mắm Tín An

Thực phẩm

CTY

Cty TNHH SX TM Tín An

Vĩnh Hòa Phú

Châu Thành

3 sao

 

64

Nước chấm Ba Khỏe

Thực phẩm

 

Cty TNHH SX TM Tín An

Vĩnh Hòa Phú

Châu Thành

 

2021-2025

65

Khóm sy khô KOTACA

Thực phẩm

CTY

Cty TNHH XNK nông sản KTH Kiên Giang

Bình An

Châu Thành

3 sao

 

66

Nước Ép Khóm tươi KOTACA

Thực phẩm

 

Cty TNHH XNK nông sản KTH Kiên Giang

Bình An

Châu Thành

 

2021-2025

67

Rượu gạo Xuân Hiền

Đồ uốngcồn

Cơ sở

Cơ sở SX rượu Xuân Hiền

 

Châu Thành

 

2021-2025

68

Hàng thcông mỹ nghệ (lục Bình, Tranh, Tượng)

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội thất, trang trí

CTY

Cty TNHH Gỗ Hồng Khang

Vĩnh Hòa Hiệp

Châu Thành

 

2021-2025

69

Khóm sy khô dẻo

Thực phẩm

CTY

Cty TNHH Phát Vũ Đạt

Bình An

Châu Thành

 

2021-2025

70

Xoài Sấy Dẻo

Thực phẩm

 

Cty TNHH Phát Vũ Đạt

Bình An

Châu Thành

3 sao

 

71

Mứt Dứa

Thực phẩm

 

Cty TNHH Phát Vũ Đạt

Bình An

Châu Thành

 

2021-2025

72

Bánh tráng bò bía

Thực phẩm

Cơ sở

Cơ sở Bánh tráng Bùi Thái Khương

 

Châu Thành

 

2021-2025

73

Bánh Quy xốp

Thực phẩm

Cơ sở

Cơ s Liên Hưng

Minh Hòa

Châu Thành

 

2021-2025

74

Bánh men

Thực phẩm

 

Cơ sở Liên Hưng

Minh Hòa

Châu Thành

3 sao

 

75

Khóm sấy khô dẻo

Thực phẩm

 

Cty TNHH MTV đặc sn vùng miền Lê Gia

Minh Lương

Châu Thành

3 sao

 

76

Xoài Sấy Dẻo

Thực phẩm

CTY

Cty TNHH MTV đặc sản vùng miền Lê Gia

Minh Lương

Châu Thành

 

2021-2025

77

Khóm sấy khô Hồng Xuyến

Thực phẩm

Cơ sở

Cơ sở Hồng Xuyến

Bình An

Châu Thành

3 sao

 

78

Cá Mú (nuôi lồng bè)

Thực phẩm, tươi sống

HTX

HTX DVNTTS Nam Du

Nam Du

Kiên Hải

3 sao

2020-2022

79

Cá Mú (nuôi lồng bè)

Thực phẩm, tươi sng

 

HTX NTTS Tiến Đạt

Lại Sơn

Kiên Hải

3 sao

2020-2022

80

Cá Mú (nuôi lồng bè)

Thực phẩm, tươi sống

 

HTX NTTS Thanh Hoa

Nam Du

Kiên Hải

3 sao

2020-2022

81

Cá Mú (nuôi lồng bè)

Thực phẩm, tươi sống

 

HTX NTTS Hòn Tre

Hòn Tre

Kiên Hải

3 sao

2020-2022

82

Cá Mú (nuôi lồng bè)

Thực phẩm, tươi sống

 

HTXNCLB Thành Đạt

An Sơn

Kiên Hải

3 sao

2020-2022

83

Cá Bóp (nuôi lng bè)

Thực phẩm, tươi sống

 

HTXDVNTTS Nam Du

Nam Du

Kiên Hải

3 sao

2020-2022

84

Cá Bóp (nuôi lng bè)

Thực phẩm, tươi sống

HTX

HTX NTTS Tiến Đạt

Lại Sơn

Kiên Hải

3 sao

2020-2022

85

Cá Bóp (nuôi lng bè)

Thực phẩm, tươi sống

HTX

HTX NTTS Thanh Hoa

Nam Du

Kiên Hải

3 sao

2020-2022

86

Cá Bóp (nuôi lng bè)

Thực phm, tươi sống

HTX

HTX NTTS Hòn Tre

Hòn Tre

Kiên Hải

3 sao

2020-2022

87

Cá Bóp (nuôi lng bè)

Thực phẩm, tươi sống

HTX

HTXNCLB Thành Đạt

An Sơn

Kiên Hải

3 sao

2020-2022

88

Thực phẩm, tươi sống

Tiềm năng

Tiềm năng

Hòn Tre

Kiên Hi

3 sao

2020-2025

89

Xoài, Thanh Long

Thực phẩm, tươi sống

Tiềm năng

Tiền năng

Hòn Sơn

Kiên Hải

……

……….

90

Khô cá xương xanh

Thực phẩm chế biến

CTY

Công ty TNHH 1 Thành Viên Năm Vạn

Nam Du

Kiên Hải

3 sao

2020-2022

91

Khô tôm tích

Thực phẩm chế biến

 

Công ty TNHH 1 Thành Viên Năm Vạn

Nam Du

Kiên Hải

3 sao

2020-2025

92

Du lịch

Dịch vụ du lịch nông thôn và bán hàng

Tiềm năng

 

 

Kiên Hải

 

2020-2025

93

Khoai lang tươi

Thực phẩm, tươi sống

HTX

HTX Nông dân khoai lan

Mỹ Thái

Hòn Đất

3 sao

2020-2023

94

Xoài cát Hòa lộc

Thực phẩm, tươi sống

HTX

HTX xoài Hòn

Thổ Sơn

Hòn Đất

3 sao

2020-2023

95

Ckiệu

Thực phẩm, tươi sống

HTX

HTX rau màu Sóc Sơn

TT Sóc Sơn

Hòn Đất

3 sao

2020-2023

96

Khoai môn

Thực phẩm, tươi sống

 

HTX rau màu Sóc Sơn

TT Sóc Sơn

Hòn Đất

3 sao

2020-2023

97

Chuối Nam Mỹ

Thực phẩm, tươi sống

THT

THT Trồng chuối

Sơn Bình

Hòn Đất

3 sao

2020-2023

98

Khóm Qzeen

Thực phẩm, tươi sống

Cơ sở

Liên kết Hộ SX

Bình Giang

Hòn Đất

3 sao

2020-2025

99

Bí đỏ Vàm Răng

Thực phẩm, tươi sống

Cơ sở

Hộ SX

Sơn Bình

Hòn Đất

3 sao

2020-2025

100

Táo Xanh

Thực phẩm, tươi sống

Cơ sở

Hộ SX

Sơn Bình

Hòn Đất

3 sao

2020-2025

101

Tôm

Thực phẩm, tươi sống

DNTN

Doanh nghiệp và Hộ SX

Thổ Sơn

Hòn Đất

3 sao

2020-2025

102

Cá biển fillet hoặc làm sạch

Thực phẩm, tươi sống

CTY

Cty THNN Việt Long Kiên Giang

TT Kiên Lương

Kiên Lương

4-5 sao

2020-2023

103

Tht Nghêu, sò lụa

Thực phẩm, tươi sống

 

Cty THNN Việt Long Kiên Giang

TT Kiên Lương

Kiên Lương

4-5 sao

2020-2023

104

Ghẹ Culi

Thực phẩm, tươi sng

 

Cty THNN Việt Long Kiên Giang

TT Kiên Lương

Kiên Lương

4-5 sao

2020-2023

105

Ch cá Surimi

Thực phẩm chế biến

 

Cty THNN Việt Long Kiên Giang

TT Kiên Lương

Kiên Lương

4-5 sao

2020-2023

106

Thịt Nghêu, lục đông IQF

Thực phẩm chế biến

CTY

Cty TNHH 1 TV Tiến Triển

Bình An

Kiên Lương

4 sao

2020-2023

107

Cá cơm khô

Thực phẩm chế biến

CTY

Cty TNHH Hải Châu

Bình An

Kiên Lương

3 sao

2020-2023

108

Cá cơm khô

Thực phẩm chế biến

CTY

Xí nghiệp chế biến cá khô Hòn Chông

Bình An

Kiên Lương

3 sao

2020-2023

109

Cá cơm đóng hộp

Thực phẩm chế biến

 

Xí nghiệp chế biến cá khô Hòn Chông

Bình An

Kiên Lương

3 sao

2020 - 2023

110

Cá cơm khô tẩm gia vị ăn liền

Thực phẩm chế biến

 

Xí nghiệp chế biến cá khô Hòn Chông

Bình An

Kiên Lương

3 sao

2020 - 2023

111

Các sản phẩm từ cỏ bàng (Túi xách các loại, sản phẩm trang trí)

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội thất, trang trí

Cơ sở

Cơ sở Toàn Tuyền

Phú Lợi

Giang Thành

3 sao

2020-2023

112

Các sản phẩm từ cỏ bàng (Túi xách các loại, sản phẩm trang trí)

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội tht, trang trí

Tiềm năng

BQL Đồng Cỏ bàng Phú Mỹ

Phú Mỹ

Giang Thành

3 sao

2020-2023

113

Các sản phẩm từ cỏ bàng (Túi xách các loại, sn phẩm trang trí)

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội thất, trang trí

HTX

HTX phụ nữ cỏ bàng Phú Mỹ

Phú Mỹ

Giang Thành

3 sao

2020-2023

114

Các sản phẩm từ cỏ bàng (Túi xách các loại, sn phẩm trang trí)

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội thất, trang trí

THT

THT đan đệm bàng

Phú Mỹ

Giang Thành

3 sao

2020-2023

115

Khô trâu, bò

Thực phẩm chế biến từ thịt

Cơ sở

CS Nghiêm Minh Tâm

Vĩnh Điều

Giang Thành

3 sao

2020 - 2025

116

Khô trâu, bò

Thực phẩm chế biến từ thịt

Cơ sở

CS Huỳnh Văn Tiến

Vĩnh Điều

Giang Thành

3 sao

2020 - 2025

117

Khô trâu, bò

Thực phẩm chế biến từ thịt

Cơ sở

CS Nghiêm Văn Phúc

Vĩnh Điều

Giang Thành

3 sao

2020 - 2025

118

Khô trâu, bò

Thực phẩm chế biến từ thịt

Cơ sở

CS Trn Văn Út

Vĩnh Điều

Giang Thành

3 sao

2020 - 2025

119

Khô trâu, bò

Thực phẩm chế biến từ thịt

Cơ sở

CS Nguyễn Thị Duyên

Vĩnh Điều

Giang Thành

3 sao

2020 - 2025

120

Khô trâu, bò

Thực phẩm chế biến từ thịt

Cơ sở

CS Phạm Thế Hợi

Vĩnh Điều

Giang Thành

3 sao

2020 - 2025

121

Khô trâu, bò

Thực phẩm chế biến từ thịt

Cơ sở

CS HVăn Cường

Vĩnh Điều

Giang Thành

3 sao

2020 - 2025

122

Khô trâu, bò

Thực phẩm chế biến từ thịt

Cơ sở

CS Trần Văn Ngoan

Vĩnh Điều

Giang Thành

3 sao

2020 - 2025

123

Khô trâu, bò

Thực phẩm chế biến từ thịt

Cơ sở

CS Nguyễn Văn Tiến

TKH

Giang Thành

3 sao

2020 - 2025

124

Gạo hữu cơ

Thực phẩm: Thô, sơ chế

THT

THT ấp Trà Phô

Phú Mỹ

Giang Thành

3 sao

2020 - 2025

125

Gạo hữu cơ

Thực phẩm: Thô, sơ chế

THT

THT ấp Rạch Gỗ

Phú Lợi

Giang Thành

3 sao

2020 - 2025

126

Gạo hữu cơ

Thực phẩm: Thô, sơ chế

THT

THT ấp Cả Ngay

Phú Lợi

Giang Thành

3 sao

2020 - 2025

127

Sen và các sn phm từ sen

Thực phẩm, chế biến từ rau, củ, quả, hạt

THT

THT ấp T4

Vĩnh Phú

Giang Thành

3 sao

2020 - 2025

128

Sen và các sn phm từ sen

Thực phẩm, chế biến từ rau, củ, quả, hạt

THT

THT ấp Tràm Trổi

Vĩnh Điều

Giang Thành

3 sao

2020 - 2025

129

Sen và các sn phm từ sen

Thực phẩm, chế biến từ rau, củ, quả, hạt

THT

THT p Tân Tiến

TKH

Giang Thành

3 sao

2020 - 2025

130

Tôm

Thực phẩm, tươi sống

THT

Ttrồng lúa - Tôm

Thuận Yến

Hà Tiên

3 sao

2020-2025

131

Cua

Thực phẩm, tươi sống

Cơ sở

Hộ cá thể

Thuận Yến

Hà Tiên

3 sao

2020-2025

132

Cá Bớp

Thực phẩm, tươi sống

HTX

HTX nuôi cá lồng bè gn với dịch vụ du lịch

Tiên Hải

Hà Tiên

3 sao

2020-2025

133

Cá Bớp

Thực phẩm, tươi sống

THT

Tổ nuôi cá nước mặn

Tiên Hải

Hà Tiên

3 sao

2020-2025

134

Cá Bớp

Thực phẩm, tươi sống

 

Tổ nuôi cá nước mặn

Tiên Hải

Hà Tiên

3 sao

2020-2025

135

Nghêu

Thực phẩm, tươi sống

HTX

HTX nuôi Nghêu

Thuận Yến

Hà Tiên

3 sao

2020-2025

136

Tiêu

Thực phẩm, tươi sống

THT

Tổ trồng tiêu

Pháo Đài

Hà Tiên

 

 

137

Hồ tiêu

Thực phẩm chế biến

HTX

HTX Trồng tiêu và DLST Xóm Mới-Bãi Thơm

Bãi Thơm

Phú Quốc

3 sao

2020-2023

138

Hồ tiêu

Thực phẩm chế biến

HTX

HTX nông nghiệp và Dịch vụ Cửa Cạn

Cửa Cạn

Phú Quốc

3 sao

2020-2023

139

Nước mắm Hưng Thịnh

Thực phẩm, gia vị

CTY

Công ty TNHH SX KD nước Mắm Hưng Thịnh

TT Dương Đông

Phú Quốc

3-4 sao

2020-2025

140

Nước mắm Phú Quốc Khải Hoàn

Thực phẩm, gia vị

CTY

Công ty CPTM Khải Hoàn

TT Dương Đông

Phú Quốc

3-4 sao

2020-2025

141

Nước mắm Phú Quốc Thịnh Phát

Thực phẩm, gia vị

Cơ sở

Cơ sở nước mắm Phú Quốc Thịnh Phát

TT Dương Đông

Phú Quốc

3-4 sao

2020-2025

142

Nước mắm Thanh Quốc 40 độ, 43 độ

Thực phẩm, gia vị

Cơ sở

CS KTCB hải sản Thanh Quốc

TT Dương Đông

Phú Quốc

3 sao

2020-2025

143

Muối ớt tôm

Thực phẩm, gia vị

CTY

Cty TNHH MTV Biên Hi

Gành Dầu

Phú Quốc

3 sao

2020-2025

144

Muối hồng tiêu

Thực phẩm, gia vị

 

Cty TNHH MTV Biên Hi

Gành Dầu

Phú Quốc

3 sao

2020-2025

145

Mắm ruốc

Thực phẩm, gia vị

Cơ sở

Cơ sở sản xuất Mắm ruốc Minh Dũng

Cửa Cạn

Phú Quốc

3 sao

 

146

Muối tiêu

Thực phẩm, gia vị

Cơ sở

Cơ sở sản xuất Mm ruốc Minh Dũng

Cửa Cạn

Phú Quốc

3 sao

 

147

Tiêu tươi ngào đường

Thực phẩm, gia vị

 

Cơ sở sản xuất Mắm ruốc Minh Dũng

Cửa Cạn

Phú Quốc

3 sao

 

148

Rượu sim 14 độ, rượu vang sim 10 độ

Đồ ung có cồn

Cơ sở

Cơ sở SX Rượu Sim Bảy Gáo

TT Đông Dương

Phú Quốc

3 sao

2020-2025

149

Trà Linh chi túi lọc

Đồ uống không cồn

CTY

Cty TNHH MTV SXTM HPQ

TT Thi An

Phú Quốc

3 sao

2020-2025

150

Nước cốt linh chi mật ong

Đồ uống không cồn

 

Cty TNHH MTV SXTM HPQ

TT Thới An

Phú Quốc

3 sao

2020-2025

151

Sọt đựng rác đan từ lục bình

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội tht, trang trí

HKD

Hộ kinh doanh Minh Chiến

P. Vĩnh Hiệp

TP. Rch Giá

 

2020-2025

152

Cần xé trúc

Thủ công mỹ nghệ, lưu niệm, nội tht, trang trí

THT

THT đan đát Thanh Trúc

Phi Thông

TP. Rch Giá

 

2020-2025

153

Rượu nếp Xuân An

Đồ uống

HKD

HKD Xuân An

Tân Hiệp A

Tân Hiệp

 

2020-2025

154

Rượu nho Xuân An

Đồ uống

 

HKD Xuân An

Tân Hiệp A

Tân Hiệp

 

2020-2025

155

Ice Cream (kem ăn)

Thực phẩm, thức ăn nhanh

Cơ sở

cơ sở sản xuất kem và sữa chua Tin Tin

Thạnh Đông A

Tân Hiệp

 

2020-2025

156

Bộ sản phẩm (Chả lụa, Chả gân, Jambon-tht nguội)

Thực phẩm, chế biến từ thịt

HKD

HKD Mai Thị Cánh

Thạnh Đông A

Tân Hiệp

3 sao

 

157

Bộ sn phẩm (Chả lụa, chả ngũ sc, chả hình cá bách hoa)

Thực phẩm, chế biến từ thịt

HKD

HKD Chả lụa Cận

Thạnh Đông A

Tân Hiệp

3 sao

 

158

Nước đóng chai

Đuống

HKD

HKD Nguyn Phong

TT Tân Hiệp

Tân Hiệp

 

2020-2025

159

Chả lụa

Thực phẩm, chế biến từ thịt

HKD

HKD Tâm Đan

TT Tân Hiệp

Tân Hiệp

 

2020-2025