Hệ thống pháp luật

Cho mượn con dấu và hậu quả pháp lý

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Tên đầy đủ:
Số điện thoại: xxx
Email: *****@gmail.com

Mã số: HTPL21483

Câu hỏi:

Công ty TNHH cho mượn con dấu thì sẽ phải chịu hậu quả pháp lý về trách nhiệm nếu có tranh chấp và bên mượn con dấu trở về nước.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Câu hỏi của bạn đưa ra chưa được rõ ràng về việc người Hàn Quốc đó mượn với tư cách cá nhân hay đại diện cho một công ty nào khác, vấn đề bên bạn chuyển tiền cho phía bên kia. Vì vậy, công ty xin đưa ra một số quan điểm cho trường hợp của bạn.

Luật Doanh nghiệp năm 2014  quy định tại điều Điều 44 về "Con dấu của doanh nghiệp"

“1. Doanh nghiệp có quyền quyết định về hình thức, số lượng và nội dung con dấu của doanh nghiệp. Nội dung con dấu phải thể hiện những thông tin sau đây:

a) Tên doanh nghiệp;

b) Mã số doanh nghiệp.

2. Trước khi sử dụng, doanh nghiệp có nghĩa vụ thông báo mẫu con dấu với cơ quan đăng ký kinh doanh để đăng tải công khai trên Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

4. Con dấu được sử dụng trong các trường hợp theo quy định của pháp luật hoặc các bên giao dịch có thỏa thuận về việc sử dụng dấu.

5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.”

Theo quy định tại Điều 1, Nghị định số 58/2001/NĐ-CP và được sửa đổi, bổ sung theo  Nghị định số 31/2009/NĐ-CP quy định "Con dấu thể hiện vị trí pháp lý và khẳng định giá trị pháp lý đối với các văn bản, giấy tờ của các cơ quan, tổ chức và các chức danh nhà nước".

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Như vậy, con dấu là điểm riêng biệt về mặt pháp lý của mỗi doanh nghiệp nên doanh nghiệp cần phải giữ, gìn. Pháp luật hiện nay cũng chưa quy định về cụ thể về trường hợp cho mượn con dấu, nhưng trên thực tế nếu có tranh chấp xảy ra phía công ty có con dấu được đem ra thực hiện hợp đồng sẽ phải chịu trách nhiệm nếu có xác nhận đã biết và chấp nhận hợp đồng xây dựng. Trường hợp nếu công ty của bạn không tham gia và không biết gì về các điều khoản của hợp đồng xây dựng tức là khi cho mượn dấu thì đã không biết đến hợp đồng xây dựng đó thì hợp đồng coi như vô hiệu.

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155 để được giải đáp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM