Hệ thống pháp luật

Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội buôn bán hàng giả

Ngày gửi: 06/05/2020 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL42045

Câu hỏi:

Con trai tôi hiện nay đang bị khởi tố về tội buôn bán hàng giả là thuốc chữa bệnh, tôi rất lo lắng không biết con trai tôi có phải chụi mức hình phạt cao không, nếu cháu phải ngồi tù thì sẽ ảnh hưởng tới cuộc sống tương lai của cháu, tôi muốn hỏi Luật sư với tội danh này của cháu thì cháu sẽ phải chị hình phạt tù như thế nào?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Hàng giả tràn lan trên thị trường đang là nỗi lo của rất nhiều người tiêu dùng hiện nay. Nhằm đẩy lùi tình trạng hàng giả, hàng nhái với chất lượng kém gây ảnh hưởng xấu đến đời sống sản xuất, tiêu dùng của người dân thì Nhà nước ta đang ngày càng siết chặt công tác quản lý đối với việc sản xuất hàng giả hàng nhái và nâng cao chế tài xử phạt với hành vi này. Hiện nay tội buôn bán hàng giả đang được quy định tại Điều 192 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017, theo đó cấu thành tội này là như thế nào và mức phạt tù là bao nhiêu, để làm rõ vấn đề này Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin gửi đến bạn bài viết về Tội buôn bán hàng giả: Cấu thành tội phạm và mức phạt tù như sau:

Thứ nhất, về cấu thành tội phạm của tội buôn bán hàng giả.

Theo quy định tại Điều 192 Luật sửa đổi Bộ luật hình sự 2017 quy định về Tội sản xuất, buôn bán hàng giả, thì 4 yếu tố cấu thành tội buôn bán hàng giả được hiểu như sau:

Chủ thể của tội buôn bán hàng giả:

Chủ thể của tội mua bán hàng giả không phải chủ thể đặc biệt, tức là bất cứ ai có khả năng chịu trách nhiệm hình sự (không mắc các bệnh về thần kinh, không mất năng lực điều khiển hành vi… ) và độ tuổi là đủ 16 trở lên đã có thể là chủ thể của tội này.

Khách thể của tội buôn bán hàng giả:

Đây là tội phạm xâm phạm đến trật tự quản lý của Nhà nước trong lĩnh vực kinh tế. Cụ thể là liên quan đến việc chống hàng giả, chống buôn bán, chống sản xuất hàng chất lượng kém.

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:024.6294.9155

Đối tượng tác động là hàng hóa được sản xuất buôn bán không phải là hàng chính hãng. Hàng giả có thể chia thành nhiều loại như là giả nhãn hiệu sản phẩm, giả chất lượng sản phẩm, giả công dụng sản phẩm,… đối tượng hàng hóa có thể bị làm giả ngày càng trở nên đa dạng hơn, với đủ chủng loại, chất lượng khác nhau, thủ đoạn, công nghệ làm giả ngày càng tinh vi khiến người tiêu dùng ngày càng khó phân biệt đâu mới là sản phẩm chính hãng với đúng chất lượng. Đôi khi việc nhận biết hàng giả có thể thực hiện bằng mắt thường, nhưng đối với nhiều loại mặt hàng thì cần phải có sự vào cuộc của cơ quan chức năng.

Về hành vi: Buôn bán hàng giả là hành vi sử dụng hàng giả để bán lại cho người tiêu dùng để kiếm lời. Người bán hàng giả có thể có được hàng giả này từ nhiều nguồn chẳng hạn như là tự sản xuất hàng giả để bán; mua lại hàng giả để bán; nhặt được, xin được hàng giả rồi dùng để bán lại; dùng một lại hàng hóa khác để đổi lấy hàng giả, hoặc ngược lại dùng hàng giả để trao đổi lấy một loại hàng hóa khác..

Về mục đích: Bán hàng giả để thu được lợi nhuận cao.

Về hậu quả: Buôn bán hàng giả gây ra rất nhiều thiệt hại cho xã hội kể cả thiệt hại về vật chất cũng như là phi vật chất. Chẳng hạn như là việc bán hàng giả đầu tiên sẽ làm ảnh hưởng tới sức khỏe và có thể là cả tính mạng của người trực tiếp sử dụng sản phẩm, gây mất lòng tin của người tiêu dùng đối với các nhãn hàng trên thị trường, đối với các doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm có thể bị thiệt hại về uy tín, ảnh hưởng trực tiếp đến doanh thu của họ…, đối với việc quản lý của Nhà nước đối với thị trường lưu thông hàng hóa cũng sẽ gặp nhiều khó khăn.

Đối với tội sản buôn bán hàng giả, hậu quả là yếu tố bắt buộc để cấu thành tội phạm. Số hàng giả buôn bán phải có số lượng tương đương với hàng thật có giá trị từ 30 triệu đồng trở lên, hoặc nếu giá trị chưa đến 30 triệu thì phải kèm theo các dấu hiệu về nhân thân người phạm tội như là đã từng bị xử phạt hành chính hoặc đã từng bị kết án trước đó.

Mặt chủ quan của tội phạm:

Tội buôn bán hàng giả được thực hiện dưới lỗi cố ý, người phạm tội bán hàng mà họ biết rõ, hoặc buộc phải biết rõ là hàng giả, nhưng vì lợi nhuận mà vẫn bán số hàng hóa này cho khách hàng.

Thứ hai, về mức hình phạt của tội buôn bán hàng giả.

Giá trị hàng giả nếu quy ra loại hàng thật tương đương thì sẽ có giá trị từ 30 triệu đến 150 triệu đồng. Ví dụ A bán 100 chiếc bóng đèn giả của nhãn hiệu K, và giá trên thị trường của bóng đèn nhãn hiệu K chính hãng mà công ty K bán là với giá 700 ngàn đồng/1 bóng, thì giá trị của lô bóng đèn A bán quy ra sẽ là 70 triệu đồng, vậy là hành vi của A đủ để cấu thành tội mua bán hàng hàng giả.

Trường hợp giá trị tài sản mà chưa đến 30 triệu đồng thì sẽ căn cứ vào dấu hiệu nhân thân của người phạm tội, chẳng hạn như là trước đây người này đã từng bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi xâm phạm trật tự quản lý kinh tế của nhà nước hay chưa, hoặc đã từng bị xử lý hình sự về những tội này nhưng đến nay chưa được xóa án tích hay chưa.

Việc buôn bán hàng giả gây ra thiệt hại cho người bị hại về mặt sức khỏe với tỷ lệ thương tổn giám định được là từ 31% đến 60%.

Số tiền lời mà người bán hàng giả thu được một cách bất hợp pháp là trong khoảng từ 50 triệu đến dưới 100 triệu đồng. Chẳng hạn vẫn là việc bán bóng đèn giả của ông A, giá gốc ông A mua bóng đèn này là 50 ngàn đồng/1 bóng, giá bán ra là 650 ngàn đồng/1 bóng đèn, vậy với mỗi 100 bóng đèn, ông A thu lợi được 60 triệu đồng, như vậy hành vi của ông A đã có thể cấu thành tội mua bán hàng giả.

Việc phạm tội của người buôn bán hàng giả có thể khiến cho tài sản của người khác bị thiệt hại từ 100 triệu đến dưới 500 triệu Việt Nam đồng. Thiệt hại này có thể gây ra trong nhiều hoàn cảnh, ví dụ như là Công ty X có hợp đồng đặt mua máy móc để sản xuất hàng hóa với H, nhưng do máy móc H bán là hàng giả dẫn tới làm hỏng lô hàng trị giá 150 triệu đồng của công ty…

– Phạt tù từ 05 đến 10 năm, nếu thuộc các trường hợp:

Phạm tội có tổ chức, và chuyên nghiệp: Tức là việc phạm tội buôn bán hàng giả này có thể thực hiện bởi một nhóm người, có lên kế hoạch và phân công chặt chẽ với nhau trong việc thực hiện buôn bán hàng giả, ví dụ như trong một đường dây buôn bán hàng giả: A là chủ đại lý bán hàng, B là người môi giới, tiếp cận tìm khách hàng, C là liên hệ chủ đầu mối hàng giả… Về tính chuyên nghiệp là việc tội phạm thực hiện hành vi mua bán hàng giả lặp lại nhiều lần và lợi nhuận từ việc bán hàng giả chính là thu nhập chủ yếu của người phạm tội.

Các biện pháp phòng ngừa tội phạm

Người phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình để thực hiện việc buôn bán hàng giả: Điều này yêu cầu người phạm tội phải là người có chức vụ, quyền hạn và sử dụng chính chức vụ, quyền hạn mà mình vào việc thực hiện buôn bán hàng giả.

Lợi dụng danh nghĩa của cơ quan, tổ chức để buôn bán hàng giả: Người phạm tội lợi dụng danh tiếng của cơ quan tổ chức, hoặc tự ý nhân danh cơ quan, tổ chức nơi mà mình là thành viên, đang công tác, làm việc ở đó để dễ dàng hơn trong việc thực hiện buôn bán hàng giả. Ví dụ anh B lợi dụng mình là nhân viên bán hàng ở công ty mỹ phẩm H, và quảng cáo bán mỹ phẩm của công ty mình với giá rẻ hơn thị trường do anh B là nhân viên nên lấy được giá ưu đãi, nhưng thực chất mỹ phẩm anh B bán lại là hàng giả không phải do công ty H sản xuất , mà là lấy từ một đầu mối khác với kiểu dáng y chang, hành vi của anh B chính là lợi dụng danh nghĩa của công ty H để buôn bán hàng giả.

Người sử dụng hàng giả bị tổn hại sức khỏe đến 61%. Trường hợp có hai người trở lên thì tổng mức tổn thương của cả hai người này được giám định là trong khoảng từ 61% đến 121%.

Có người thiệt mạng: Nếu có người bị thiệt mạng do sử dụng hàng giả kém chất lượng thì người bán hàng giả sẽ phải chịu phạt tù trong khung hình phạt từ 05 – 10 năm.

Số lượng hàng giả nếu quy ra số hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công năng tương đương thì giá trị lên đến 150 triệu tới không quá 500 triệu đồng.

Người phạm tội thu lợi được từ việc buôn bán hàng giả số tiền lên đến 100 triệu đồng tới dưới 500 triệu đồng.

Việc phạm tội gây tổn thất về tài sản cho người từ 500 triệu đồng đến dưới 1 tỷ 500 triệu đồng.

Buôn bán hàng giả qua biên giới quốc gia: Đây có thể là việc đưa hàng giả sản xuất ở quốc gia khác vào Việt Nam, hoặc đưa hàng giả sản xuất tại Việt Nam ra tiêu thụ ở quốc gia khác.

Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội không tố giác tội phạm

Tội phạm mua bán hàng giả có dấu hiệu tái phạm nguy hiểm: Đây là việc trước đó tội phạm đã từng phạm tội buôn bán hàng giả với tội phạm rất nghiêm trọng (quy định tại khoản 3 Điều 192 Bộ luật hình sư) mà chưa được xóa án tích. Hoặc trường hợp người này phạm tội đã tái phạm một lần chưa được xóa án tích rồi lại phạm tội mua bán hàng giả một lần nữa.

– Phạt tù từ 07 đến 15 năm tù giam đối với trường hợp:

Có hai người thiệt mạng trở lên.

Có nhiều hơn hai người bị tổn hại sức sức khỏe do sử dụng hàng giả mua từ người phạm tội, và tỷ lệ tổn thương của những người này là từ 122% trở lên.

Việc buôn bán hàng giả khiến người khác bị tổn thất về tài sản, số tài sản bị thiệt hại là từ 1 tỷ 500 triệu đồng trở lên.

Số tiền lợi nhuận bất hợp pháp mà người phạm tội thu được lên tới 500 triệu đồng trở lên.

Số lượng hàng giả nếu quy ra số hàng thật hoặc hàng hóa có cùng công năng tương đương thì giá trị từ 500 triệu đồng trở lên.

Ngoài ra, người thực hiện buôn bán hàng giả có thể phải nhận các hình phạt bổ sung như là: phạt tiền với số tiền phạt trong khoảng tối thiểu là 20 triệu tối đa là 50 triệu đồng; phạt tịch thu tài sản; phạt không được hành nghề, không được đảm nhiệm chức vụ nhất định từ 01 đến 05 năm.

Cấu thành tội phạm, mức phạt tù đối với tội che giấu tội phạm

Lưu ý, mức phạt trên là mức phạt đối với việc buôn bán các loại hàng giả nói chung, nếu việc buôn bán hàng giả là những loại hàng hóa đặc biệt như là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật,… thì sẽ có chế tài xử phạt riêng theo quy định của pháp luật. Đối với trường hợp pháp nhân phạm tội buôn bán hàng giả thì cũng có thể bị xử phạt bằng các hình thức như là phạt tiền, phạt đình chỉ hoạt động một thời gian hoặc đình chỉ vĩnh viễn, phạt cấp kinh doanh, cấm hoạt đông, cấm huy động vốn trong một thời gian nhất định tùy theo mức độ nghiêm trọng của vụ việc.

1. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo Điều 192 Bộ luật hình sự 2015

Hiện nay trên thị trường thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, tình trạng sản xuất, buôn bán hàng giả đang ngày càng gia tăng, người tiêu dùng luôn phải sử dụng những sản phẩm trộn lẫn không phân biệt được thật, giả… với việc quy định về tội sản xuất, buôn bán hàng giả theo điều 156 của BLHS là rất quan trọng. Điều 156. Tội sản xuất, buôn bán hàng giả

1. Người nào sản xuất, buôn bán hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ ba mươi triệu đồng đến dưới một trăm năm mươi triệu đồng hoặc dưới ba mươi triệu đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 153, 154, 155, 157, 158, 159 và 161 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tù từ sáu tháng đến năm năm. 

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ ba năm đến mười năm: 

a) Có tổ chức; 

b) Có tính chất chuyên nghiệp; 

c) Tái phạm nguy hiểm; 

d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn; 

Không tố giác tội phạm có sao không? Xử lý đối với hành vi không tố giác?

đ) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức; 

e) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ một trăm năm mươi triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng; 

g) Thu lợi bất chính lớn; 

h) Gây hậu quả rất nghiêm trọng. 

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm: 

a) Hàng giả tương đương với số lượng của hàng thật có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên; 

b) Thu lợi bất chính rất lớn hoặc đặc biệt lớn; 

c) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng. 

Cấu thành tội phạm, mức phạt tù tội mua bán trái phép ma túy

4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm. 

 Về dấu hiệu pháp lý của tội pham bao gồm như sau:

  • Khách thể của tội phạm

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM