Hệ thống pháp luật

Căn cứ để xác định một người là nạn nhân của tội buôn bán người

Ngày gửi: 12/02/2018 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL40978

Câu hỏi:

  Xin chào luật sư. Tôi muốn hỏi Theo quy định của pháp luật về phòng chống mua bán người, khi một người có thể được xác định là nạn nhân thì căn cứ vào những điều kiện gì? Mong Quý

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Căn cứ để xác định nạn nhân:

1. Một người được xác định là nạn nhân khi họ là đối tượng của một trong những hành vi sau đây:

a) Mua bán người: Coi người như một loại hàng hoá để trao đổi bằng tiền hoặc lợi ích vật chất khác;

b) Chuyển giao hoặc tiếp nhận người để:

– Ép buộc bán dâm;

– Ép buộc làm đối tượng sản xuất băng, đĩa hình, sách, tranh ảnh, lịch và những hình thức khác có nội dụng tuyên truyền lối sống đồi trụy, khiêu dâm;

– Làm nô lệ tình dục;

– Cưỡng bức lao động;

– Lấy các bộ phận cơ thể một cách bất hợp pháp;

– Ép buộc đi ăn xin;

– Ép buộc làm vợ hoặc chồng;

– Ép buộc đẻ con trái ý muốn của họ;

– Ép buộc thực hiện hành vi vi phạm pháp luật;

c) Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp người để thực hiện các hành vi quy định tại các Điểm a, b Khoản này hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác

2. Việc xác định nạn nhân phải dựa vào các nguồn tài liệu, chứng cứ sau:

a) Tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp;

b) Thông tin, tài liệu do cơ quan giải cứu nạn nhân cung cấp;

c) Thông tin, tài liệu do cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài cung cấp;

d) Tài liệu do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền ở nước ngoài cung cấp;

đ) Lời khai, tài liệu do nạn nhân cung cấp;

Tội tổ chức đưa người ra nước ngoài trái pháp luật

e) Lời khai, tài liệu do người thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này cung cấp;

g) Lời khai, tài liệu do những người biết sự việc cung cấp;

h) Các thông tin, tài liệu hợp pháp khác.

3. Trường hợp cơ quan chức năng không chứng minh được một người có phải là nạn nhân hay không, sau khi xác minh lý lịch, thời gian vắng mặt khỏi địa phương nơi họ cư trú, lý do vắng mặt phù hợp với lời khai của họ về việc là đối tượng của một trong những hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này thì xem xét các căn cứ để xác nhận họ là nạn nhân:

a) Người đó được phát hiện, giải cứu cùng nạn nhân khác;

b) Người đó có thời gian chung sống cùng nạn nhân tại nơi các đối tượng thực hiện hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này giam giữ, quản lý và bị đối xử như những nạn nhân này;

c) Biểu hiện về thể chất và tinh thần: Có dấu hiệu bị bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, bị đối xử tàn tệ, bị thương tích, sợ hãi, hoảng loạn, trầm cảm, ốm yếu;

d) Thời gian người đó rời khỏi địa phương nơi cư trú thì thân nhân của họ trình báo cơ quan chức năng về việc họ bị mất tích hoặc là đối tượng của một trong những hành vi quy định tại Khoản 1 Điều này;

đ) Những thông tin hợp pháp khác giúp có cơ sở để tin rằng người đó là nạn nhân.

                                    

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Hy vọng rằng sự tư vấn của chúng tôi sẽ giúp bạn lựa chọn phương án thích hợp nhất để giải quyết những vướng mắc của bạn. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến sự việc bạn có thể liên hệ Tổng đài tư vấn pháp luật trực tuyến 24/7 của Luật sư: 024.6294.9155  để được giải đáp.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM