Hệ thống pháp luật

Cầm 9 triệu và chiếc xe draem cũ của bà chủ rồi bỏ trốn

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Mã số: HTPL41288

Câu hỏi:

tháng 4 năm 2013 mình có ở nhà người tố cáo mình được cho đến tháng 6 năm 2013 mình làm được 2 tháng hơn nhưng mình hỏi bà ứng tiền mua điện thoại bà không cho đến mấy hôm sau bà đưa tiền cho mình đi cho người ta mượn nợ. Mình lấy rùi bỏ trốn cầm 9 triệu với chiếc xe dream cũ đến cuối tháng 12 năm 2013 công an quận 5 truy nã mình .vậy cho mình hỏi nếu mình đi đầu thú thì công an quận 5 có quyèn đưa về điều tra hay đưa về công an quận 8. Mình bị tội gì? Có tố cáo bà không đưa tiền lương được không. mình cảm ơn trước? Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam. Với thắc mắc của bạn, Công ty Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau: 1. Cơ sở pháp lý: – Bộ luật Lao động 2012; – Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009; – Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003. 2.

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Cơ sở pháp lý:

– Bộ luật Lao động 2012;

– Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009;

– Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003.

2. Luật sư tư vấn:

Trong tình huống, bạn đã làm việc tại nhà chủ trong vòng hai tháng. Người chủ đã yêu cầu bạn mang tiền đến cho người mà người chủ chỉ định. Việc bạn cầm 9 triệu và bỏ trốn cùng với chiếc xe máy được giao là hành vi cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản. Theo Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung năm 2009:

  a) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng rồi dùng thủ đoạn gian  dối hoặc bỏ trốn để chiếm đoạt tài sản đó;

  b) Vay, mượn, thuê tài sản của người khác hoặc nhận được tài sản của người khác bằng các hình thức hợp đồng và đã sử dụng tài sản đó  vào mục đích bất hợp pháp dẫn đến không có khả năng trả lại tài sản.

2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

a) Có tổ chức;

b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn hoặc lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;

c) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;

d) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ trên năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

đ) Tái phạm nguy hiểm;

e) Gây hậu quả nghiêm trọng.

3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

b)  Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

b) Gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.

5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ mười triệu đồng đến một trăm triệu đồng, bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm và bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản hoặc một trong hai hình phạt này."

Việc bỏ trốn cùng với số tiền 9 triệu đồng cùng với chiếc xe máy, nếu như tổng số tài sản mà anh đã chiếm đoạt có giá trị lớn hơn 4 triệu đồng và nhỏ hơn 50 triệu, thì hành vi của anh cấu thành tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản theo khoản 1 Điều 140 Bộ luật hình sự năm 1999 sửa đổi bổ sung sự năm 2009.Hình phạt đối với hành vi này là bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm. 

Theo khoản 4 Điều 110 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003:

"Cơ quan điều tra có thẩm quyền điều tra những vụ án hình sự mà tội phạm xảy ra trên địa phận của mình. Trong trường hợp không xác định được địa điểm xảy ra tội phạm thì việc điều tra thuộc thẩm quyền của Cơ quan điều tra nơi phát hiện tội phạm, nơi bị can cư trú hoặc bị bắt."

Như vậy cơ quan có quyền điều tra tội phạm là cơ quan nơi tội phạm xảy ra. Trong trường hợp của anh, nếu như đã xác định được tội phạm mà anh thực hiện xảy ra tại quận 5 thì cơ quan công an điều tra quận 5 sẽ tiến hành điều tra và giải quyết vụ án. Khi anh bị truy nã, sau đầu thú hoặc bị bắt, anh sẽ được bàn giao cho cơ quan điểu tra quận 5 để tiến hành giải quyết vụ án.

Theo quy định Bộ luật Lao động 2012, thì công ty nơi bạn làm việc đã vi phạm pháp luật về lao động vì không trả lương cho người lao động. Trong trường hợp xảy ra tranh chấp, trước tiên bạn nên yêu cầu với lãnh đạo công ty thực hiện việc thanh toán lương cho mình. Trong trường hợp công ty từ chối giải quyết, bạn  làm đơn khiếu nại đến Phòng Lao động thương binh và xã hội để nhờ can thiệp hoặc khởi kiện ra tòa án nhân dân có thẩm quyền để được giải quyết.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM