Hệ thống pháp luật

Bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán

Ngày gửi: 12/09/2018 lúc 09:36:00

Mã số: HTPL15235

Câu hỏi:

Bảo lưu quyền sở hữu tài sản trong hợp đồng mua bán. khi nào có thể áp dụng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu?

Câu trả lời tham khảo:

Hệ thống pháp luật Việt Nam (hethongphapluat.com) xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

Bộ luật dân sự 2015 có hiệu lực từ ngày 1/7/2016 có nhiều nội dung được đổi mới, cải tiến nhằm điều chỉnh các quan hệ dân sự ngày càng đa dạng phát sinh trong đời sống hàng ngày. Bảo lưu quyền sở hữu là một biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của luật mới. Cụ thể, các vấn đề liên quan đến biện pháp bảo đảm này như sau:

Thứ nhất, khi nào có thể áp dụng biện pháp bảo lưu quyền sở hữu? Trong hợp đồng mua bán, quyền sở hữu tài sản có thể được bên bán bảo lưu cho đến khi nghĩa vụ thanh toán được thực hiện đầy đủ. Lưu ý rằng, việc bảo lưu quyền sở hữu tài sản không có nghĩa là bên bán có quyền chiếm hữu tài sản cho đến lúc bên mua thanh toán xong.

Thứ hai, hình thức của biện pháp bảo đảm bảo lưu quyền sở hữu tài sản. Bảo lưu quyền sở hữu phải được lập thành văn bản riêng hoặc được ghi trong hợp đồng mua bán.

Thứ ba, thời điểm phát sinh hiệu lực đối kháng đối với người thứ ba. Bảo lưu quyền sở hữu phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.

Thứ tư, quyền đòi lại tài sản

Trường hợp bên mua không hoàn thành nghĩa vụ thanh toán cho bên bán theo thỏa thuận thì bên bán có quyền đòi lại tài sản. Bên bán hoàn trả cho bên mua số tiền bên mua đã thanh toán sau khi trừ giá trị hao mòn tài sản do sử dụng. Trường hợp bên mua làm mất, hư hỏng tài sản thì bên bán có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại.

Thứ năm, quyền và nghĩa vụ của bên mua tài sản

– Bên mua có quyền sử dụng tài sản và hưởng hoa lợi, lợi tức từ tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu có hiệu lực.

– Bên mua phải chịu rủi ro về tài sản trong thời hạn bảo lưu quyền sở hữu, trừ trường hợp có thoả thuận khác.

Như vậy, mặc dù bên bán có quyền bảo lưu quyền sở hữu tài sản (nghĩa là bên bán vẫn là chủ sở hữu về mặt pháp luật) xong quyền khai thác công dụng, hưởng lợi từ tài sản lại thuộc về bên bán. Và song hành với quyền sử dụng, bên bán phải chịu rủi ro trong quá trình sử dụng đó (trừ trường hợp có thỏa thuận khác).

>>> Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 024.6294.9155

Thứ sáu, chấm dứt bảo lưu quyền sở hữu.

Bảo lưu quyền sở hữu chấm dứt trong trường hợp sau đây:

– Nghĩa vụ thanh toán cho bên bán được thực hiện xong;

– Bên bán nhận lại tài sản bảo lưu quyền sở hữu;

– Theo thỏa thuận của các bên.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Gửi yêu cầu tư vấn

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM